Cách phân biệt bỉm Merries giả và thật chính xác nhất

0
15374

Chọn mua tã, bỉm nào tốt nhất cho trẻ là vấn đề mà các mẹ quan tâm nhất. Trên thị trường hiện nay có vô số các loại bỉm. Vì vậy, làm thế nào để phân biệt được bỉm nào là thật, bỉm nào là giả? Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mách cho các bạn kinh nghiệm để phân biệt bỉm Merries giả và thật.

Kinh nghiệm phân biệt bỉm Merries giả và thật

Dựa vào size bỉm merries

Bỉm merries chính hãng tại Nhật Bản có 3 loại size, nhưng size thường và size value (cộng miếng) là phổ biến nhất. Còn lại là size jumbo thì không phổ biến lắm. Size cộng miếng thường nhiều hơn size thường từ 4-6 miếng. Do đó, khi mua bỉm merries mẹ có thể nhận biết bằng cách nhìn size bỉm cụ thể như sau:

Đối với size Merries thường có các size sau:

Newborn 90 miếng : cho bé dưới 5 kg

S82 miếng (dán): cho bé từ 4-8kg

M64 miếng (dán): cho bé từ 6-11kg

L54 miếng (dán): cho bé từ 9-14kg

M58 miếng (quần): cho bé từ 6-11kg

L44 miếng (quần): cho bé từ 9-14kg

XL38 miếng (quần): cho bé từ 12-22kg

XL44( Dán): cho bé từ 12 – 22 kg

XXL26 miếng (quần): cho bé từ 15-28kg

+ Đối với các size Merries value (cộng miếng) có các size như sau:

Newborn 96 miếng : cho bé dưới 5 kg

S88 miếng (dán): cho bé từ 4-8kg

M68 miếng (dán): cho bé từ 6-11kg

– L58 miếng (dán): cho bé từ 9-14kg

M64 miếng (quần): cho bé từ 6-11kg

– L50 miếng (quần): cho bé từ 9-14kg

– XL44 miếng (quần): cho bé từ 12-22kg

XXL28 miếng (quần): cho bé từ 15-28kg

Dựa vào chất lượng bỉm

– Hàng nhập khẩu và xách tay cũng có chất lượng như nhau. Nhưng hàng xách tay thì khi sở bỉm sẽ mềm hơn. Riêng với hàng bỉm Merries giả mẫu mã, bao bì giống hệt nhưng khi sờ bỉm không mềm mà cảm giác cứng và hơi thô giáp.

Dựa vào mùi thơm

– Bên trong bỉm không mùi, nhưng có một số mẹ hay kêu mùi nhựa thì đó là mùi của bỉm mới với date sản xuất mới nhất, và mùi in trên sản phẩm. Còn những date sản xuất xa thì không có mùi. Mở bao bì ra để tầm vài tiếng là thấy không có mùi nữa.

– Đối với bỉm giả thì sờ cứng ngắc, mặt bông không mềm, trên bề mặt sợi bông thô, sản phẩm in lỗi mất chữ.

Dựa vào mẫu mã, mã vạch

– Mã code bỉm bên Nhật hầu như thay đổi 1 năm từ 1-2 lần để tránh hàng giả và bao bì cũng sẽ khác hơn một chút. Mẹ check mã code sẽ ra ngay. Còn bỉm giả khi check mã code sẽ không ra bất kỳ thông tin nào.

– Các chương trình khuyến mãi của hàng nội địa như tặng miếng hay thay đổi kích cỡ miếng cũng dẫn tới việc đổi bao bì. Do đó khi mua các mẹ nên đọc kỹ thông tin và chọn nơi uy tín mua hàng để tránh nhầm lẫn.

– Đối với bỉm giả thì mực in xấu, thô trên bao bì. Còn bên trong thì logo xiên vẹo Ví dụ như: Merres ( thiếu mất chữ i) hoặc chữ FRONT in lệch, rời rạc.

Xem thêm>> Bỉm Merries có tốt không? Có nên sử dụng bỉm Merries cho bé?

Mách mẹ cách phân biệt để không bao giờ mua phải bỉm giả

Chọn nơi uy tín để mua

Những cửa hàng chuyên về đồ em bé, siêu thị lớn để chọn mua những nhãn hàng bỉm có uy tín.

Tránh mua các loại bỉm trần được rao bán khá phổ biến quanh các chợ

Về bao bì

Bỉm thật có bao bì in hình nổi bật, sáng, dễ nhìn, có tem chống hàng giả, tem sản xuất với mã vạch đầy đủ.

Bỉm giả không có tem mã vạch hoặc nếu có thì rất mờ, không nhận biết được

Giá cả

Tất cả các loại bỉm có thương hiệu đều niêm yết giá trên website chính thức.

Nếu như giá thấp hơn quá nhiều, bạn sẽ nghi ngờ về nguồn gốc của loại bỉm đó.

Quy cách đóng gói

Mỗi loại có những loại bịch quy định khác nhau, nếu bạn thấy không đúng những thông tin niêm yết thì đó không phải là hàng thật đâu.

Bề mặt

Bỉm giả: Bề mặt nhám nhám, có chút bụi, màu tã sậm lại hơi vàng vàng có thể là lớp bông dỏm lót bên dưới chứ không phải lớp bông thấm của bỉm xịn.

Bỉm thật: Bề mặt tã rất mịn.

Xem thêm>>