Trẻ em ở độ tuổi 5-6 tháng là đối tượng dễ bị dị ứng nhất, bởi đây là giai đoạn trẻ tập làm quen với những thực phẩm, dinh dưỡng đa dạng ngoài những dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Để nhận biết được bé dị ứng bột ăn dặm và xử trí chúng như thế nào thì ba mẹ cần đặc biệt chú ý bởi nó có thể đem lại những biến chứng bất thường khó kiểm soát. Các mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây:
Nội dung chính
Biểu hiện bé dị ứng bột ăn dặm
– Phát ban: Phát ban là một trong những biểu hiện của dị ứng, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.
– Tiêu chảy: Tiêu chảy thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài ( bé đi ị 2-4 lần/ngày và kéo dài trong thời gian hơn 5-7 ngày) và nếu trong phân có máu thì đó là dấu hiệu bị dị ứng bột ăn dặm nghiêm trọng.
– Quấy khóc, khó chịu: Bé quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường, có thể là biểu hiện trẻ bị dị ứng thức ăn dặm.
– Nôn trớ: Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng với bột ăn dặm.
– Hệ hô hấp có vấn để: Trẻ có dấu hiệu bất thường về hô hấp thì đó có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein trong bột ăn dặm.
– Thay đổi cân nặng: Khi bị dị ứng bột ăn dặm trẻ có thể bị tăng hoặc giảm cân bất thường.
– Chậm lớn: Trẻ bị dị ứng protein trong bột ăn dặm thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.
– Xì hơi: Tất cả các bé sơ sinh đều ‘xì hơi’. Nhưng ‘xì hơi’ đi kèm cùng với một vài triệu chứng như trên thì có thể bé đang bị dị ứng bột ăn dặm.
Đặc biệt lưu ý, một số trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, viêm mũi dị ứng, hen, viêm xoang, ho dai dẳng, ra mồ hôi chảy nước mũi, biếng ăn, táo bón, giảm tập trung và ngủ kém.
Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và cơ địa của trẻ.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng với bột ăn dặm?
– Tìm ra thủ phạm gây dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng và ba mẹ có nghi ngờ nguyên nhân là một thức ăn hoặc do bột ăn dặm, hãy tạm ngừng việc dùng loại bột đó trong vài tuần, sau đó thử lại một lần nữa với số lượng thật ít. Nếu biểu hiện dị ứng lặp lại thì ba mẹ cần cho trẻ tránh xa loại thức ăn, loại bột đó là tốt nhất.
– Tập cho bé quen dần với thức ăn: Ba mẹ cần lưu ý, khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, chỉ nên cho trẻ tập ăn vài thìa nhỏ dạng loãng. Dần dần cha mẹ mới cho thêm từng loại thực phẩm vào bữa bột, với lượng từng ít một và quan sát cơ thể của trẻ xem có phản ứng gì với loại thức ăn đó hay không.
– Nên phân biệt dị ứng thức ăn với triệu chứng bất dung nạp thức ăn: ví dụ như bất dung nạp lactose. Do thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa nên khi ăn sữa bò, trẻ sẽ có các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da. Tuy nhiên, hệ miễn dịch không tham gia vào cơ chế của các triệu chứng trên nên chúng ta không gọi đó là dị ứng. Một số nước kém phát triển, người dân ít tiêu thụ các chế phẩm chứa đường lactose (sữa và các chế phẩm làm từ sữa) nên tuyến tiết enzym lactose bị teo, gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose mắc phải.
– Quan sát kỹ khi đưa ra kết luận: Khi cho trẻ ăn dặm, đôi khi thói quen vét thìa quanh miệng trẻ khiến trẻ bị nổi nốt, cha mẹ lại tưởng đó là dị ứng với bột ăn dặm. Hoặc trường hợp bé bị dị ứng bột ăn dặm cũng khá hay mắc phải đó là: bé bị dị ứng với bột ăn dặm mà trước đó bé đã từng ăn rất nhiều lần. Mẹ đừng lo lắng, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, rất có thể do mẹ bảo quản bột không đúng cách. Hãy kiểm tra lại xem, bột ăn dặm cho bé đã được bảo quản an toàn và đúng cách hay chưa? Cần quan sát nhiều lần trước khi quyết định nguyên nhân vấn đề là gì.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng bột ăn dặm ở trẻ
– Phải kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi cho trẻ sử dụng, nhất là với những trẻ có cơ địa dị ứng. Ngay cả với những sản phẩm trẻ đã dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần của chúng.
– Cần thông báo cho những người chăm sóc trẻ như bảo mẫu, cô giáo, ông bà nội/ngoại…về tình trạng dị ứng của trẻ để họ biết và tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Tốt nhất, cha mẹ nên có những mẩu giấy nhỏ dán trực tiếp lên những thực phẩm có chứa sữa.
– Các thức ăn hay gây dị ứng là sữa, hạnh nhân, hải sản, lạc, cá, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng)… Nên nhớ rằng, hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thực phẩm. Chính vì thế dị ứng thức ăn ít khi xảy ra khi lần đầu tiếp xúc với loại thức ăn đó.
– Chọn những loại bột ăn dặm không chứa sữa của 1 số nhãn hiệu: HiPP, Heinz, Nestle…
– Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà theo chỉ định của bác sĩ để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
– Thường các bé sẽ phải sử dụng sản phẩm thay thế sữa bò ít nhất 6 tháng, có khi 2 – 3 năm nên nếu được ba mẹ cần cho trẻ thăm khám ít nhất 2 lần/năm để xem trẻ đã dung nạp được sữa bò hay chưa.
– Nếu bé được phát hiện sớm với tình trạng dị ứng đạm sữa bò, các mẹ có thể thử và tập dần các sản phẩm có protein động vật khi bé được 8 tháng tuổi.
– Khi bé 10 tháng tuổi có thể cho bé dùng thử lại sữa bò để kiểm tra tình trạng dung nạp. Nếu bé vẫn tiếp tục dị ứng, mẹ dùng tiếp các sản phẩm thay thế cho bé, sau đó cứ từ 3 – 6 tháng lại tập lại.
– Nếu trẻ có biểu hiện bị phản ứng phản vệ cấp tính cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Một số loại bột ăn dặm cho trẻ dị ứng sữa bò
Bột ăn dặm HiPP không chứa sữa
Lựa chọn thành phần phù hợp để không gây dị ứng với bột ăn dặm HiPP
Bột ăn dặm HiPP được sản xuất tại Đức. Đây là một thương hiệu bột ngoại được nhiều các mẹ Việt tin dùng. Bột ăn dặm HiPP được dành cho bé từ 4 đến 24 tháng tuổi. Đặc biệt không chứa gluten (protein ngũ cốc – cũng là thành phần dễ gây dị ứng). Những hương vị bột HiPP mặn cho bé dị ứng bột ăn dặm HiPP:
– Bột gạo nhũ nhi của Hipp ( baby rice ) (4 tháng)
– Bột ăn dặm HiPP ngũ cốc bắp non (4 tháng)
– Bột ăn dặm HiPP ngũ cốc tổng hợp (6 tháng)
Bột ăn dặm Heinz Anh, Nga mặn
Bột ăn dặm Heinz là thương hiệu bột ăn dặm đến từ Anh quốc. Thích hợp cho bé từ 4 đến 24 tháng tuổi, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển hoàn thiện hơn.
Sản phẩm bột ăn dặm này còn cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng và dưỡng chất thiết yếu. Có đủ vị ngọt và mặn là loại bột ăn dặm cho trẻ bị dị ứng sữa bò.
– Bột ăn dặm Heinz vị gà,
– Bột ăn dặm Heinz vị bò,
– Bột ăn dặm Heinz vị súp lơ – bông cải – phô mai,
– Bột ăn dặm Heinz vị mỳ Ý – rau củ – phô mai,
– Bột ăn dặm Heinz vị gạo và rau củ xay nhuyễn,
– Bột ăn dặm Heinz vị ngũ cốc – rau củ,
Bột ăn dặm Semper
Bột dinh dưỡng Semper làm từ sữa và ngũ cốc, có chứa vitamin và khoáng chất để giúp hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Sắt góp phần phát triển trí tuệ của trẻ. Vitamin D, canxi và phốt pho ,giúp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Chất béo làm từ kem(grädde), dầu hạt cải và dầu hướng dương rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Hi vọng với những thông tin về bột ăn dặm cho trẻ dị ứng sữa bò trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ.