Cúng cô hồn: Nghi thức quan trọng tránh tai ương nên cúng gì?

0
308

Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân thường cúng cô hồn cho những linh hồn không người thờ cúng. Vậy cúng cô hồn như thế nào? chuẩn bị đồ cúng cô hồn ra sao. Hãy theo dõi chi tiết ở bài dưới đây.

Cúng cô hồn là gì?

cung-co-hon-1.png
Cúng cô hồn được thực hiện vào tháng 7 hàng năm

Cúng cô hồn là một nghi lễ truyền thống trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam và được thực hiện vào tháng 7 hàng năm. Cúng cô hồn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam như:

 – Cúng cô hồn nhằm tưởng nhớ và cúng bái cho những linh hồn đã khuất, đặc biệt là những linh hồn không có ai thờ cúng hoặc không được siêu thoát. Những linh hồn này được gọi là “cô hồn”, thường là những người chết nhưng không có con cháu hay người thân nào chăm sóc, thờ cúng. Qua việc cúng bái, người ta tin rằng sẽ giúp đỡ những linh hồn đói khát, cô đơn được no ấm và thanh thản.

– Nhiều người còn tin rằng cúng cô hồn sẽ giúp xua đuổi những điều không may mắn, mang lại bình an cho gia đình. 

– Ngoài ra cúng cô hồn cũng là hành động cúng bái thể hiện lòng nhân ái, sự chia sẻ với những vong linh bất hạnh.

Cúng cô hồn vào ngày nào?

Cúng cô hồn thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Đây là khoảng thời gian mà theo quan niệm dân gian, cửa địa ngục mở ra, các linh hồn được tự do trở về trần gian.

– Từ ngày 2 đến 15 tháng 7 âm lịch: Đây là khoảng thời gian được cho là các linh hồn có thể nhận được đồ cúng.

– Rằm tháng 7: Đây là ngày quan trọng nhất, đánh dấu ngày cuối cùng của tháng cô hồn.

Tham khảo: Tháng cô hồn là tháng mấy năm 2024? Ý nghĩa tháng cô hồn?

Giờ cúng cô hồn là giờ nào?

Giờ cúng cô hồn tốt nhất thường là vào buổi chiều tối, cụ thể là khoảng giờ Dậu từ 17giờ – 19 giờ. Tránh

Theo quan niệm dân gian vào thời điểm ban ngày có nhiều ánh sáng mặt trời, các cô hồn thường mới trở về thường rất yếu ớt và sợ ánh sáng. Do đó, khi cúng vào buổi chiều tối, đặc biệt là giờ Dậu, khi ánh sáng yếu dần, các cô hồn sẽ dễ dàng nhận được đồ cúng hơn. Hơn nữa giờ Dậu cũng được xem là thời điểm giao hòa giữa âm dương, thuận lợi cho việc giao tiếp với thế giới tâm linh.

Cúng cô hồn ở đâu?

nghe-nhan-huong-dan-cach-chuan-b.jpg
Thông thường cúng cô hồn thực hiện ngoài trời

Cúng cô hồn có thể thực hiện ở ngoài trời, tùy thuộc vào truyền thống và phong tục của từng gia đình mà có thể chọn nơi cúng cô hồn phù hợp như:

– Trước cửa nhà: Đây là vị trí phổ biến nhất, vừa thuận tiện, vừa thể hiện sự chào đón các vong hồn đến với gia đình.

– Sân nhà: Nếu có không gian rộng rãi, sân nhà cũng là một lựa chọn tốt.

– Góc đường, ngã ba: Một số người chọn cúng ở những nơi công cộng như góc đường, ngã ba để giúp đỡ nhiều vong hồn hơn.

Khi cúng cô hồn nên tránh cúng ở trong nhà Theo quan niệm dân gian, việc cúng cô hồn trong nhà có thể mời các vong hồn vào nhà, không tốt cho gia chủ.

Đồ cúng cô hồn gồm những gì?

Đồ cúng cô hồn thường thường bao gồm những đồ lễ sau:

  • Đĩa muối, đĩa gạo
  • 12 bát cháo loãng
  • Trái cây, hoa quả
  • Bánh kẹo, bỏng ngô
  • Nước lọc
  • Đèn, nhang
  • Giấy tiền vàng mã
  • Đồ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch
cung-co-hon-1.png
Chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn

Văn khấn cúng cô hồn

Sau khi bày biện xong đồ lễ và thắp hương, gia chủ sẽ làm lễ cúng bái. Dưới đây là một mẫu văn khấn cúng cô hồn chung, có thể tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Con lạy Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con lạy Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Con lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị thần linh.

Con lạy ngài Bản mệnh Táo quân.

Con lạy các vị thần linh, gia tiên đang ngự tại gia.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …, chúng con là …, ngụ tại …, thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa, quả thực, tiền vàng, kính mời các vị thần linh, gia tiên chứng giám.

Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường xó chợ, quanh khu vực này được trở về hưởng thụ lễ vật chúng con thành tâm dâng lên.  

Chúng con kính mời các vong linh hãy đến đây dùng bữa, được no ấm, siêu thoát, không còn phải lang thang, chịu khổ.

Chúng con thành tâm cầu xin chư Phật, chư vị thần linh chứng giám và gia hộ cho chúng con cùng toàn thể gia quyến luôn được bình an, sức khỏe, làm ăn phát đạt.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lễ!

Sau khi cúng xong, gia chủ nên rắc muối gạo ra đường và đốt vàng mã. Ở nhiều nơi thì sau khi cúng xong sẽ có tục lệ cướp cô hồn.

van-khan-cung-co-hon-ram-thang-7.jpg
Văn khấn cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Bài viết trên đây đã cập nhật một vài thông tin về cúng cô hồn vào tháng 7 hàng năm. Cúng cô hồn không chỉ đơn thuần là một nghi lễ mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tâm linh trong đời sống người Việt Nam.

Bài viết liên quan:

>>>[Giải đáp] Tháng cô hồn có nên cắt tóc không?

>>>Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ 2024 là ngày nào?