Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, thường khiến trẻ sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể. Một trong những băn khoăn phổ biến của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị cúm A có nên tắm không. Nếu không tắm, trẻ có thể khó chịu vì mồ hôi và vi khuẩn tích tụ. Tuy nhiên, nếu tắm không đúng cách, bé có thể bị nhiễm lạnh và khiến bệnh nặng hơn. Vậy khi trẻ bị cúm A, mẹ nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Trẻ bị cúm A có nên tắm không?
Câu trả lời là CÓ thể tắm, nhưng cần phải đúng cách. Khi tắm cho bé mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho bé. Việc tắm giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, giữ vệ sinh cơ thể và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu tắm sai cách hoặc trong điều kiện không phù hợp, bé có thể bị nhiễm lạnh và khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Nguyên tắc khi tắm cho trẻ đang bị cúm A
Để đảm bảo an toàn khi tắm cho bé bị cúm A, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Nhiệt độ nước tắm
- Nước tắm cho trẻ nên là nước ấm, khoảng 37-38 độ C. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm bằng cách nhúng khuỷu tay vào để đảm bảo nước không quá nóng hoặc quá lạnh.
Tắm nhanh
- Thời gian tắm không nên kéo dài quá 3-5 phút để tránh bé bị lạnh.
- Không để bé ngâm mình lâu trong nước.
- Hoặc chỉ nên lau người để sạch mồ hôi, bụi bẩn trong khi bé đang mệt
Dùng máy sưởi
- Nếu vào thời tiết mùa đông mẹ có thể chuẩn thêm bị máy sưởi để làm ấm phòng khi tắm cho bé.
Tắm trong phòng kín gió
- Đảm bảo không có gió lùa vào phòng tắm. Nên tắt điều hòa trước khi tắm cho bé.
Không tắm khi bé đang sốt cao
- Nếu bé đang SỐT trên 38.5°C, tuyệt đối KHÔNG TẮM mà chỉ nên lau người bằng khăn ấm và nước ấm.
- Tắm khi sốt cao có thể khiến bé bị hạ thân nhiệt đột ngột, dễ dẫn đến co giật hoặc biến chứng nguy hiểm.
Lau khô ngay sau khi tắm
- Dùng khăn bông mềm lau khô người bé ngay sau khi tắm xong.
- Đặc biệt chú ý lau khô đầu và tóc để tránh bé bị lạnh.
- Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu để bé cảm thấy thoải mái.
Tham khảo thêm: Bệnh cúm A ở trẻ sơ sinh giống và khác với COVID-19 như thế nào?
Khi nào KHÔNG nên tắm cho trẻ bị cúm A?
Mặc dù tắm giúp bé cảm thấy thoải mái, nhưng có một số trường hợp mẹ KHÔNG NÊN TẮM cho trẻ khi đang bị cúm A:
- Trẻ đang SỐT
- Trẻ có dấu hiệu run rẩy, tím tái, kiệt sức
- Bé đang bị co giật do sốt cao
- Khi bé vừa ăn no hoặc vừa uống thuốc hạ sốt
- Bé đang quá mệt, không muốn tắm
Trong những trường hợp trên, mẹ nên lau người bằng khăn ấm thay vì tắm để giúp bé cảm thấy dễ chịu mà không bị nhiễm lạnh.

Cách lau người cho bé
Nếu bé sốt cao hoặc quá yếu không thể tắm, mẹ có thể áp dụng những cách sau để giữ vệ sinh cho bé:
- Chuẩn bị nước ấm
- Dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô
- Lau nhẹ nhàng các vùng cổ, nách, bẹn, lưng và chân tay để loại bỏ mồ hôi.
- Thay quần áo sạch cho bé.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị cúm A để nhanh khỏi
Ngoài việc vệ sinh cơ thể đúng cách, mẹ cũng cần lưu ý thêm những điều sau khi chăm sóc bé bị cúm A:
- Cho bé uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi họng, giảm nghẹt mũi và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nếu bé còn bú mẹ, hãy cho bé bú thường xuyên hơn. Trong trường hợp bé sốt cao có thể cho bé uống thêm bù điện giải.
- Giữ phòng ngủ thoáng mát: Tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, có thể dùng máy tạo độ ẩm để giữ không khí dễ chịu.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Cho bé ăn những món dễ tiêu như cháo, súp, sữa để cơ thể dễ hấp thu và nhanh hồi phục.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh: Cúm A do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Đưa bé đi khám: Cúm A ở trẻ nhỏ thường sốt rất cao vì vậy mẹ nên theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu bé có biểu hiện khó thở, tím tái, sốt cao không hạ hoặc ho kéo dài, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
Qua những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị cúm A có nên tắm không. Trẻ bị cúm A vẫn có thể tắm nhưng cần thực hiện đúng cách để không làm bệnh nặng hơn. Nếu bé sốt cao hoặc có dấu hiệu mệt mỏi quá mức, mẹ nên lau người bằng khăn ấm thay vì tắm. Việc chăm sóc trẻ bị cúm A cần sự quan tâm và chú ý đặc biệt để bé nhanh hồi phục và tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan:
- Thắc mắc: Có nên cho trẻ uống siro tăng đề kháng hay không?
- Ăn gì giúp bé tăng đề kháng? các cách tăng đề kháng cho bé