11 việc vô tình mẹ đang hại con mà không hay biết

0
1398

Có những thói quen hay những việc làm mà mẹ nghĩ hết là hết sức bình thường nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm rình rập, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con mà các mẹ không hề hay biết, đó là:

1. Mớm cho con ăn

Nhiều mẹ nghĩ đây là một thói quen hết sức bình thường và thậm chí là một số bà mẹ còn nghĩ rằng việc này giúp con có hệ tiêu hóa tốt, và cũng là việc gắn kết và trao đổi yêu thương với con. Tuy nhiên mớm cơm cho con lại vô cùng hại cho sự phát triển của trẻ. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo các bậc cha mẹ tuyệt đối không được làm điều này với trẻ. Lí do là dù người nhai cơm cho bé có giữ vệ sinh răng miệng tới đâu hay cẩn thận tới mức nào thì vẫn khó có thể “cản” được những vi khuẩn có hại truyền sang bé, nên điều này dễ khiến trẻ bị viêm dạ dày nếu như người lớn mắc vi khuẩn gây bệnh, nguy hiểm nhất là lâu dài có thể biến chứng thành chứng bệnh ung thư dạ dày.

Cho bé ăn đừng có nhai, mớm cho con

2. Vừa bế bé vừa… rung lắc bần bật

Ai cũng muốn bế ẵm, cưng nựng trẻ vì chúng vốn dĩ rất đáng yêu. Tuy nhiên cần tránh tuyệt đối việc rung lắc và tung trẻ lên không trung rồi hứng hay xoay trẻ,… bởi vì việc này rất nguy hiểm, nhất là với những bé dưới 1 tuổi. Do cổ trẻ còn rất yếu hơn nữa vẫn còn khoảng trống giữa não và hộp xương nên khi rung lắc phần não bị chấn động dễ dẫn tới tổn thương, dập não, chảy mãu não, chưa kể có thể không may trẻ bị va đập vào thành giường, quạt trần,…phía trên có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho trẻ. Rất khó để phát hiện bệnh vì chứng bệnh không rõ ràng và rát giông với những loại bệnh thông thường khác như cảm, rối loạn tiêu hóa,…

3. Pha trò trong khi cho con ăn

Khi trẻ không chịu ăn, quấy khóc thì cách mà nhiều bậc phụ huynh áp dụng đó là trêu đùa, pha trò để con ăn nhanh và chịu ăn. Nhưng điều này cũng rất nguy hiểm vì vừa ăn vừa cười sẽ khiến cho thức ăn rơi vào khí quản gây ho, sặc. Nếu không mau thức ăn bịt kín khí quản hoặc một nhánh khí quản thì bé sẽ thở khó, có thể gây sặc, nghẽn đường thở ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

33 món cháo ăn dặm đặc biệt thơm ngon cho bé 6-12 tháng tuổi

4. Lấy  ráy tai cho bé

Lấy ráy tai cho con cha mẹ phải hết sức cẩn thận vì đôi tai của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, da và sụn còn rất mềm nên nếu không cẩn thận có thể làm rách lớp da mỏng manh trong tai gây viêm nhiễm, nặng hơn đó là làm tổn thương đến màng nhĩ và gây điếc ở trẻ. Thực tế ráy tai của trẻ có rất nhiều công dụng như là ngăn bụi, ngăn côn trùng bay vào và bảo vệ màng nhĩ. Nên nếu chưa thực sự cần thiết thì mẹ cha cũng không nên lấy ráy tai cho con.

5.“Chết trong cũi”

Cũi cho bé là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình có con nhỏ hiện nay. Có rất nhiều những trường hợp trẻ sơ sinh bị hội chứng đột tử SIDS (cái chết bất thường). Mặc dù là nguy cơ xảy ra ở trẻ sơ sinh không cao nhưng không có nghĩa là không có vì thế cha mẹ càng cần phải đề phòng cho bé. Nếu bé nằm cũi thì mẹ nên cho bé nằm ngửa, hai chận đặt sát với đầu dưới của cũi. Phải thường xuyên theo dõi và để ý kiểm tra để đảm bảo là đầu của con đang “không rúc” vào màn ở cũi các bố mẹ nhé!

be-namtrong-cui-1

6.Không rửa tay trước khi chăm sóc con

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc rửa tay trước khi bế ẵm, pha sữa, vệ sinh hay chăm sóc bé là không cần thiết nhưng nó lại giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Lí do là nếu không vệ sinh tay sạch sẽ thì những vi khuẩn độc hại từ tay mẹ dễ dàng lây truyền sang da bé gây nhiễm trùng, gây bệnh cho bé. Đây không phải là việc cẩn thận thái quá mà là việc làm khoa học giúp bảo vệ sức khỏe của con mà bố mẹ nên tuân thủ theo.

7. Đưa con đến nơi đông người

Rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho con tới nơi đông người để con tiếp xúc nhiều sẽ giúp con mạnh dạn hơn và tốt hơn cho con. Đúng là việc này không sai nhưng nếu con còn quá nhỏ thì mẹ cha nên hạn chế cho con tới những nơi đông đúc như siêu thị, chợ, công viên, sở thú,… vì hệ miễn dịch của bé còn non nớt nên dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị sốt siêu vi.

dua-be-di-choi-cong-vien

8.Tự ý làm bác sĩ cho con

Mặc dù là bạn có thể có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con nhưng có nhiều những trường hợp bệnh bạn rất khó có thể kiểm soát được nên nếu thấy con ho, sốt hay có chứng bệnh gì đó bất thường, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con theo linh tính của mình bởi nếu không đùng đúng thuốc có khi còn khiến bệnh của bé nặng hơn và càng nguy hiểm tới tính mạng hơn. Vì thế lời khuyên cho các bậc cha mẹ là nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị tốt nhất.

9.Mặc quá ấm cho con khi ngủ

Nhiều mẹ nghĩ rằng trời càng lạnh thì càng mặc ấm cho bé thì càng tốt nhất, nhất là lúc ngủ. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng: Không nên mặc quá dày và nhiều áo quần cho trẻ, lí do là việc này sẽ hạn chế việc thở gây khó thở và suy hô hấp của bé. Mùa đông khi cho con ngủ, các mẹ nên cho con mặc thoáng ví dụ như là 1 áo cotton bên trong, một áo len mỏng hoặc bộ body bên ngoài, đầu đội mũ. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý: nhiệt dộ phòng thích hợp nhất là 28 độ C, tránh gió lùa vào phòng nhưng phòng không được quá bí.cham-soc-giac-ngu-cho-tre-so-sinh

Một lí do khác mà các mẹ không nên mặc quần áo quá ấm cho bé đó là cơ thể bé bị nóng nên sẽ ra nhiều mồ hôi, gây nhiễm lạnh ngược lại khiến bé dễ bị viêm phổi, làn da mỏng của bé dễ bị ngứa, viêm, nhiễm gây khó chịu cho bé. Ngoài ra còn có thể khiến trẻ bị đột tử. Hãy theo dõi nhiệt độ, phản ứng của bé (mặt đỏ, ra mồ hôi, quấy khóc…) để điều chỉnh lượng quần áo cho phù hợp nhất cho con các bố mẹ nhé!

10.Giữ ấm cho trẻ bằng cách đốt than

Dùng than củi để sưởi ấm cho con là thói quen của rất nhiều gia đình Việt. Than củi rất độc hại vì có thể sẽ tiêu thụ hết khí oxy và sinh ra khí cacbonic gây ngạt thở và nguy hiểm nữa là than nóng lâu bén vào giường, gỗ, nệm, chăn hoặc trẻ ngã vào đống lửa gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.dot-than-giu-am

Gần đây đã có trường cháu Vi Thị Ơn 6 tháng tuổi ở Nghệ An được đưa đến Viện bỏng Quốc gia trong tình trạng bị tổn thương cơ thể tới 50% và điều đáng lo ngại là bé bị bỏng đường hô hấp. Nguyên do là trời mùa đông lạnh buốt, vì muốn giữ ấm cho con nên mẹ bé đã đốt than củi ngay dưới gầm giường để sưởi ấm cho con. Và tranh thủ lúc con ngủ thì chị ra ngoài vườn làm việc khác. Sau đó một lúc thấy tiếng con khóc, chị chạy vào thấy con đang vùng vẫy trong lửa. Chị nhanh chóng đạp lửa đưa con tới trạm y tế để sơ cứu, vì bỏng quá nặng nên phải chuyển bé lên tuyến trên.

11. Lạm dụng thuốc trị biếng ăn cho con

Khi con biếng ăn, có nhiều mẹ tìm tới thuốc chuyện đụng dể kích thích sự thèm ăn của con. Và khi thấy hiệu nghiệm thì mỗi lần con biếng ăn là mẹ lại nhờ tới thuốc. Khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên dùng thuốc trị biếng ăn cho con lâu ngày vì có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây táo bón, khó tiểu tiện, khô miệng,… nếu ngưng thuốc thì bé lại biếng ăn trở lại. Lời khuyến cho mẹ là tập cho bé ăn theo tâm lí thoải mái của trẻ, đa dạng các món ăn theo sở thích và thói quen của trẻ,…

 (Sưu tầm)