4 nhóm bệnh về đường hô hấp trẻ nhỏ dễ mắc vào mùa đông

0
1744

Vào mùa đông thời tiết trở nên lạnh hơn những bệnh về đường hô hấp là hay gặp nhất với 4 nhóm bệnh chủ yếu là: Viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ sức khỏe cũng như sức đề kháng của bé không tốt sẽ khiến bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ hơn.

Vì vậy mà vào mùa đông mẹ nên chăm sóc cho bé đúng cách để đảm bảo cho bé luôn có được một sức khỏe tốt nhất.

1. Viêm phế quản

Đây là một bệnh rất nhạy cảm mà trẻ rất dễ mắc bệnh vào mùa đông. Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

– Triệu chứng của bệnh viêm phế quản: Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm.

Cách chăm sóc: Vào mùa đông mẹ cần phải giữ ấm vào ban đêm và buổi sáng sớm cho bé. Tránh mặc đồ quá dày và bí bách khiến cho trẻ ra mồ hôi nhiều dẫn đễn bị nhiễm lạnh.

4-nhom-benh-ve-duong-ho-hap-tre-de-mac-phai-vao-mua-dong (1)

Những hôm thời tiết trở lạnh, có nhiều gió thì mẹ nên hạn chế cho bé đi ra khỏi nhà. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than gây ngộ độc và khó thở cho bé.

2. Viêm đường hô hấp trên

Hệ hô hấp trên được tính từ cửa mũi trước đến các phế nang trong phổi, chia thành đường hô hấp trên và dưới. Đường hô hấp trên sẽ bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, có chức năng lấy không khí bên ngoài cơ thể, sưởi ấm, làm ẩm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Do trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dẫn đường hô hấp trên dễ bị các mầm bệnh xâm nhập.

4-nhom-benh-ve-duong-ho-hap-tre-de-mac-phai-vao-mua-dong (4)

Triệu chứng của bệnh: Nếu bệnh cấp tính sẽ gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ, trẻ có thể nôn nhiều và quấy khóc liên tục. Nếu không được mẹ đưa đi bác sĩ chữa trị dứt điểm thì có thể sẽ chuyển biến thành bị viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính lúc này sẽ rất khó điều trị.

Cách chăm sóc: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé bằng quần áo, khăn, tất, giày, mũ, chăn, găng tay, khẩu trang… Nên cho bé uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, nên khuyến khích bé vận động.

Bệnh viêm hô hấp trên tuy nhẹ nhưng lại hay gặp và khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

3. Viêm đường hô hấp dưới

Vào mùa đông trẻ hay bị bệnh viêm đường hô hấp dưới nguyên nhân là do bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín quá nhiều ít khi được tiếp xúc với không khí trong lành. Một nguyên nhân khác đó là khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,…

Triệu chứng của bệnh: với viêm hô hấp dưới sẽ có những biết hiện khác nhau phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng vẫn có những biệu hiện chính như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi.

4-nhom-benh-ve-duong-ho-hap-tre-de-mac-phai-vao-mua-dong (2)

Cách phòng bệnh: Để giúp bé phòng bệnh một cách tốt nhất là mẹ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ vì virus thường lây lan qua tiếp xúc bàn tay, dịch tiết từ người bệnh để đảm bảo nhất cho bé. Điều này cho thấy việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa viêm đường hô hấp.

– Khi cho bé đi ra ngoài đường mẹ nên đeo khẩu trang cho bé, tránh những nơi có khói thuốc lá và thuốc lào.
– Đảm bảo cho nhà của luôn sạch sẽ, thoáng mát. Những gia đình đun bếp than, bếp củi, rơm rạ thì nên hạn chế khói bụi bay vào trong nhà.
– Giữ ấm phần ngực, cổ và 2 bàn chân cho bé. Tránh để bé bị nhiễm lạnh đột ngột không nên cho trẻ ra ngoài lúc sáng sớm hoặc đêm khuya.

4. Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản.

Triệu chứng của bệnh: Bệnh viêm phổi thường sẽ gây ho nhiều và dữ dội nhất vào ban đêm, thở khò khè, đau rát họng (gây sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn), viêm tai (gây sốt cao, đau tai, đau đầu, sưng cổ)…

4-nhom-benh-ve-duong-ho-hap-tre-de-mac-phai-vao-mua-dong (3)

Đối với những bé bị bệnh mãn tính viêm phổi, viêm phế quản, một khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh dễ bùng phát thành bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính.

Để giúp bé có được một sức khỏe tốt nhất có thể phòng ngừa được những loại bệnh trên thì mẹ cần chăm sóc bé hàng ngày đúng cách cũng như giữ ấm cơ thể cho bé vào mùa đông. Đồng thời phải duy trị chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ để bé phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Theo Tri thức trẻ