6 bí quyết vàng giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn người

0
2557

Làm thế nào để nuôi dạy trẻ thông minh là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng quan tâm đến. Tuy nhiên có rất nhiều lời khuyên khác nhau khiến bố mẹ phân vân không biết nên nghe theo ai? Lựa chọn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bố mẹ bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh và khuyến khích sự phát triển não bộ của trẻ.

Các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, việc phát triển nhận thức của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành trí thông minh và chức năng não bộ. Tuy nhiên việc đầu tiên để bé có thể phát triển toàn diện nhất đó là bố mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ. Bởi trẻ không nên tiếp thu kiến thức quá tải so với khả năng não bộ hoặc các hoạt động quá nâng cao. Hiểu giai đoạn phát triển của bé sẽ giúp bố mẹ có được định hướng phù hợp với sự phát triển trí não của bé.

day-tre-thong-minh
Những giai đoạn phát triển não bộ quan trọng của trẻ

Giai đoạn 0- 2 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bé sẽ dùng mắt quan sát và nhận biết mọi thứ xung quanh. Bé thường thích thú và phản ứng với các hoạt động thường xuyên thay đổi hoặc theo hướng của âm thanh.

Giai đoạn 2- 4 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã bắt đầu biết lấy đồ chơi và các đồ vật để khám phá mọi thứ xung quanh. trẻ sẽ tò mò nhiều hơn, thích thú với các vật chuyển động, quan sát kỹ và ghi nhớ các đồ vật, khuôn mọi người. Lúc này bé cũng đã bắt đầu bi bô để diễn tả cảm xúc.

Giai đoạn 4- 6 tháng tuổi

Đây là một trong những mốc phát triển quan trọng của bé trong những năm đầu đời. Giai đoạn này bé đã có thể sử dụng linh hoạt cả hai tay, cầm, nắm và vối những đồ vật ở xa tầm tay. Đặc biệt lúc này bé cũng thường xuyên đưa đồ vật lên miệng, bởi đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển vị giác. Giai đoạn này bé cũng đã dần phản ứng nhiều hơn với âm thanh.

day-tre-thong-minh
Bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh

Giai đoạn 6- 9 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã biết cách bày tỏ ý muốn của bản thân. Ví dụ như chỉ tay hoặc với những thứ mình muốn, che miệng hoặc làm động tác thể hiện sự từ chối, không muốn của bản thân. Bé cũng đã bắt đầu biết bắt chước lại âm thanh.

Giai đoạn 9- 12 tháng tuổi

Giai đoạn này bé nghe hiểu nhiều hơn và có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản. Bé có thể vẫy tay tạm biệt, hoan hô hay bắt chước các từ đã nghe. Bé cũng thường xuyên ném, đập, tìm đồ chơi, đây là cách trẻ khám phá thế giới xung quanh trước khi bước sang tuổi một.

Giai đoạn 12- 18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này bé có thể nhận biết và ghi nhớ nhiều hơn những đồ vật hay từ ngữ phức tạp. Bé cũng biết cách thể hiện sự quan tâm của bản thân đến đồ chơi hay các vật dụng mà mình muốn. Lúc này trẻ cũng có thê rnosi nhiều hơn các từ đơn và một số từ đôi đơn giản.

Giai đoạn trẻ 18- 24 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã chập chững biết đi, biết phân biệt màu sắc, hình dạng và khám phá nhiều hơn mọi đồ vật trong gia đình. Bé cũng có thể hoàn thành các câu ngắn, nghe hiểu mệnh lệnh và hướng dẫn của bố mẹ. Biết bày tỏ mong muốn của bản thân.

6 bí quyết vàng dạy trẻ thông minh

day-tre-thong-minh
6 bí quyết vàng dạy trẻ thông minh bố mẹ nên biết

Để bé có thể phát triển toàn diện, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thì cách thức nuôi dạy cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến trí tuệ của trẻ. Dưới đây là 6 bí quyết vàng dạy trẻ thông minh bố mẹ không nên bỏ qua.

1. Trò chuyện với bé

Trong những năm tháng đầu đời, hầu hết mỗi tuần trẻ đều có thể học thêm được một vài từ mới. Đặc biệt là trong giai đoạn 18- 24 tháng tuổi, bé có thể nói được 50- 100 từ, bé càng nói nhiều đồng nghĩa với việc bé càng học được nhiều từ mới hơn.

Chính vì vậy, trò chuyện là trong những cách dạy trẻ thông minh được nhiều chuyên gia khuyến khích. Bố mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích hay những việc thú vị mà bạn đã thực hiện trong ngày. Đây không chỉ là cách giúp bé có thể học nhiều từ vựng hơn mà còn giúp gắn kết tình cảm của bé với bố mẹ.

Ngoài ra, khi đọc sách cho bé, mẹ có thể kể bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với việc nghe kể chuyện. Đồng thời sử dụng đa từ vựng khi đọc sách, nói chuyện cùng bé cũng sẽ giúp cải thiện khả năng đọc và đánh vần tốt hơn.

2. Chia sẻ cảm xúc với bé

Chia sẻ cảm xúc là một trong những cách kích thích sự phát triển của não bộ cũng như trí thông minh ở trẻ. Đây cũng là kỹ năng quan trọng mà bé cần có cho sự phát triển sau này.

Khi chơi với con, nếu bé vô tình va phải bố mẹ hãy giải thích cho con hiểu đây là tai nạn. Tuy nhiên do bé va vào bố mẹ nên bé cần xin lỗi. Bố mẹ cần để ý kỹ thái độ của bé, nếu bé tỏ ra không thích, khó chịu và không nhận lỗi hãy giúp bé nhận ra vấn đề. 

Bên cạnh đó, khi bé muốn chia sẻ cảm xúc hãy điều gì đó với bố mẹ. Bạn cần cố gắng lắng nghe và hiểu những gì bé muốn nói. Bằng thái độ tích cực, bạn sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ và muốn chia sẻ cảm xúc nhiều hơn. Việc kết hợp giữa cảm xúc và hành động chính là tiền đề quan trọng để xây dựng trí thông minh cảm xúc cho bé. 

3. Chơi trò chơi giúp trẻ thông minh

day-tre-thong-minh
Các trò chơi trí tuệ hỗ trợ bé phát triển não bộ tốt hơn

Những trò chơi kích thích sự tập trung và cần phối hợp nhiều giác quan bộ phận sẽ là cách dạy trẻ thông minh hiệu quả.  Hai trò chơi mẹ có thể tham khảo gồm:

  • Sự đảo ngược: Đầu tiên bạn sử dụng những bộ ảnh đơn giản và dạy cho bé từng sự vật, hiện tượng trong mỗi bức tranh. Sau đó, chơi trò đảo ngược để kiểm tra trí nhớ của bé. Ví dụ hình ảnh mặt trời mẹ có thể nói là mặt trăng để kiểm tra xem bé có nhớ và phân biệt được các hình ảnh hay không.
  • Sự lặp lại: Nếu bé còn nhỏ và chưa nói được, mẹ có thể chơi các trò chơi liên quan đến giai điệu để kích thích não bộ của bé phát triển. Ví dụ mẹ có thể  đánh trống và sau đó cổ vũ bé đánh lại theo mẹ. Trò chơi này cũng là cách tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ về sau của trẻ.

4. Tạo không gian sáng tạo cho bé

Sáng tạo là một đặc tính tinh thần có giá trị rất lớn trong việc phát triển tư duy. Trẻ em luôn sáng tạo một cách tự nhiên để có thể giải quyết những vấn đề của bản thân. Mặc dù tính sáng tạo, sự thông minh một phân là do di truyền,,, nhưng cũng rất nhiều dứa trẻ học được điều này từ môi trường sống xung quanh.  

Để giúp trẻ sáng tạo, bố mẹ có thể tạo cho bé môi trường phát huy sức tưởng tượng của mình. Bố mẹ có thể dựa vào sở thích của bé đê cho bé thỏa sức với vẽ tranh, tô màu, chơi đồ chơi xếp hình, … hay nghe nhạc. Đây đều là những trò chơi giải trí kích thích sự sáng tạo ở trẻ nhỏ.

5. Khen ngợi sự nỗ lực của bé

Khen người được xem là một trong những bí quyết dạy trẻ thông minh hiệu quả. Bởi theo các chuyên gia, việc khen ngợi đem đến rất nhiều động lực cho đối phương và bới trẻ sơ sinh cũng vậy. Khi bố mẹ khen ngợi việc làm của bé, bé sẽ có động lực, chăm chỉ hơn để thực hiện tốt hơn nữa những việc của bản thân.

Đặc biệt, khi lớn lên, việc khen ngợi cũng giúp trẻ hình thành tư duy phát triển, tin vào bản thân và nỗ lực của bản thân. Tư duy phát triển cũng giúp trẻ có thái độ khác đối với thất bại của bản thân và luôn tìm cách khắc phục những sai lầm.

6. Chỉ tay về sự vật, hiện tượng

nuoi-day-tre-thong-minh
Tuyệt chiêu nuôi dạy trẻ thông minh

Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé đã tập trung nhiều hơn vào âm thanh và những vật di chuyển. Lúc này bé sẽ chú ý đến những vật mà mọi người chỉ tay để tìm hiểu về thứ đó. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, giai đoạn này bé sẽ học được nhiều từ mới hơn khi mẹ chỉ tay vào đồ vật và dạy cho bé biết chúng là gì.

Nếu trẻ thích thú và có tương tác với mẹ về sự vật, hiện tượng nào đó thì điều đó có nghĩa là bé đã lớn hơn. Mẹ cũng có thể sử dụng thẻ ảnh hoặc cho bé đi sở thú để chỉ và mô tả cho bé về các loại động vật. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé rất tốt.

Một số mẹo khác giúp nuôi dạy trẻ thông minh

Ngoài 6 cách dạy trẻ thông minh trên, mẹ có thể áp dụng thêm một vài mẹo khác để giúp bé có thể phát triển trí tuệ một cách tốt nhất.

  • Đồ chơi đắt tiền không phải tốt nhất: khi chọn đồ chơi cho con, mẹ không nhất thiết phải chọn đồ chơi đắt tiền. Tùy vào kinh tế gia đình mẹ có thể lựa chọn cho bé những đồ chơi phù hợp hỗ trợ trí tưởng tượng của bé như lego xếp hình, các khối gỗ,…

Ba mẹ có thể tham khảo lựa chọn cho bé những món đồ chơi sau:

  • Khuyến khích bé tập thể dục: tập thể dục không chỉ giúp bé tăng cường sức khỏe mà còn giúp bé thông minh hơn. Các động tác tập luyện sẽ làm tăng lưu lượng máu lên não, hỗ trợ xây dựng các tế bào não mới.
  • Biến âm nhạc thành một phần cuộc sống: theo các nghiên cứu, âm nhạc là một trong những cách giúp bé có thể tăng cường trí nhớ và khả năng học ngôn ngữ. Biến âm nhạc thành một phần cuộc sống của bé sẽ làm tăng sự chú ý, giảm căng thẳng có hại cho não của con bạn.
nuoi-day-tre-thong-minh
Âm nhạc hỗ trợ sự phát triển tốt nhất cho não bộ của bé
  • Hạn chế cho con bạn xem TV, điện thoại: trước 24 tháng tuổi mẹ nên hạn chế cho bé xem Tv, điện thoại quá nhiều. Mẹ nên chọn lọc cho bé những chương trình của trẻ em để kích thích hoạt động não bộ, đồng thời cần kết hợp với các hoạt động khác chơi, giao lưu và đọc sách.
  • Cho trẻ ăn đúng cách: đây là một trong những điều quan trọng để giúp trẻ thông minh. Đối với trẻ nhỏ, chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường trí não, tư duy cũng như cải thiện sự chú ý và tăng chỉ số IQ.
  • Dạy toán càng sớm càng tốt: tính toàn là một trong những cách kích thích tư duy não bộ hiệu quả, cho bé học toán càng sớm càng tốt sẽ giúp bé hình thành nền tảng tư duy logic. Đây cũng là cách để bé có thể hình thành tư duy phát triển ngôn ngữ và khả năng giải quyết vấn đề.

Thật ra nuôi dạy trẻ thông minh cũng không quá phức tạp. Bố mẹ có thể tham khảo những cách trên và đồng thời quan sát để thay đổi  phương pháp và định hướng cách nuôi dạy phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện trong tương lai.

Bài viết liên quan

>>> Phương pháp nuôi dạy trẻ sơ sinh thông minh mẹ nên biết 

>>> Cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng cực chi tiết  

>>> Phát triển chỉ số IQ và EQ cho con từ ngày đầu – Bí quyết nuôi dạy trẻ của mẹ hiện đại