Những lưu ý quan trọng khi cho trẻ ăn dặm

0
2352

Đối với trẻ nhỏ mẹ không nên cho các bé ăn dặm quá sớm, vì việc cho trẻ ăn dặm sớm sẽ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện: sẽ làm cho trẻ bị khó tiêu, đầy bụng, chán ăn và sẽ dân tới bị thiết chất dinh dưỡng… 

Thời điểm ăn dặm tốt nhất là các bé từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Giai đoạn ăn dặm là mốc thời gian quan trọng của bé vì vậy khi lựa chọn những món ăn dặm cho bé mẹ cần lưu ý trong việc chế biến và bảo quản đồ ăn.

an-dam1

1. Lưu ý khi chọn đồ ăn dặm cho bé

– Khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm và làm quen với những thức ăn đặc mẹ cần lưu ý cho bé ăn những món đơn giản và với số lượng ít. Khi cho bé ăn những thực phẩm như bơ, chuối, táo, ngũ cốc,lê, bí ngô hay khoai tây… mẹ cần phải xay nhuyễn và mịn để trẻ có thể dễ ăn nhất.

– Khi các bé đã có thể an tốt các loiaj hoa quả và rau thì mẹ có thể bắt đầu thêm vào khẩu phẩn ăn của các bé một số loại thịt như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò… Mẹ cần phải đảm bảo khi chọn thịt nên chọn thịt tơi, mới để đảm bảo nhất cho sức khỏe của bé. Mẹ có thể nấu kèm những loại thịt này với các loại rau, trái cây và vẫn phải xay nhuyễn nhé.

– Khi trẻ mọc răng mẹ có thể có thể ăn thêm cá đỗ và một số loại quả như: cam , quýt, dâu, các loại hat quả óc chó, hạnh nhân

2. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

– Khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ thì mẹ cần phải làm sạch cũng như gọt sạch các loại rau củ, đối với thịt thì cần loại bỏ hết phần mỡ. Riêng thịt gà cần bỏ da khi nấu.

– Mẹ có thể hấp hoặc sử dụng lò vi song để nấu thức ăn, nhưng phải đảm bảo thức ăn được nấu chín.

– Khi nấu mẹ chú ý cần bằng lượng nước dùng, không nên nấu bột ăn dặm quá đặc hoặc quá lỏng

an-dam-cho1

3. Cách bảo quản đồ ăn cho trẻ

– Với những thức ăn đã được xay nhuyễn thì mẹ có thể cất giữ trong hộp và để trong ngăn đá hoặc ngăn lạnh. Nên bọc một lớp nilon phía bên ngoài hộp, với cách này mẹ sẽ giữ được đồ ăn lâu hơn.

– Với đồ ăn dặm cho bé mẹ cũng có thể đựng trong các loại hộp nhựa, hộp thủy tinh và để trong tủ lạnh. Mẹ nên ghi thêm loại thức ăn và hạn sử dụng phía bên ngoài để nhớ nhé.

– Khi lấy đồ ăn trong tủ lạnh ra cho bé ăn mẹ cần hâm nóng trong lò vi sóng hoặc cho lên bếp đun lại.

– Với những đồ ăn bé ăn thừa còn trong bát thì mẹ nên đổ bỏ đi, không nên cho bé ăn lại nhé.