Sự khác nhau giữa hai loại vắc xin Quinvaxem và Pentaxim

0
6302

Hiện nay lựa chọn vắc xin Quinvaxem hay Pentaxim cho con đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha, mẹ. Vậy nguồn gốc, công dụng phòng bệnh và việc hai loại vắc xin này được sử dụng như thế nào… đó là những câu hỏi quan tâm của hàng triệu phụ huynh.

vacxin

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của hai loại vắc xin này các bạn tham khảo dưới đây nhé:

Vắc xin Quinvaxem Pentaxim
Thành phần  Thành phần kháng nguyên gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, Hib (Hemophilus influenza tuýp B). Thành phần ngừa ho gà trong văcxin này là toàn tế bào. Bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt. Thành phần ngừa ho gà trong văcxin này là vô bào.
Tác dụng Là văcxin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, nhiễm khuẩn Hib. Mũi văcxin phòng bại liệt sẽ tiêm riêng Là văcxin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn Hib. Mũi văcxin viêm gan B sẽ tiêm riêng.
Lịch tiêm Tiêm cho trẻ khi được 2, 3, 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại năm 2 tuổi. Tiêm cho trẻ khi được 2, 3, 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại năm 2 tuổi và 5-13 tuổi.
Nơi sản xuất Hàn Quốc, bởi Công ty Crucell thuộc Tập đoàn Johnson & Johnson (Mỹ) và Công ty Chiron thuộc Tập đoàn Novartis (Thụy Sỹ). Sản xuất tại Pháp và Canada, bởi Công ty Sanofi Pasteur thuộc Tập đoàn Sanofi-Aventis (Pháp).
Đáp ứng miễn dịch Đáp ứng miễn dịch tốt hơn vì chứa thành phần ngừa ho gà toàn tế bào. Đáp ứng miễn dịch thấp hơn vì chứa thành phần ho gà vô bào.
Phản ứng sau tiêm chủng (sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc…) Cao hơn. Thấp hơn.
Phản ứng nặng sau tiêm  Tương đương. Tương đương.
Hình thức tiêm tại Việt Nam Miễn phí trong tiêm chủng mở rộng. Tiêm dịch vụ, phải trả tiền.
Quốc gia sử dụng 94 nước Được đăng ký lưu hành tại 99 nước, trong đó có 25 quốc gia khối thị trường châu Âu (EEA).
Sử dụng tại Việt Nam trung bình hàng năm 4,5 triệu liều cho 1,5 triệu trẻ. 100.000 liều cho 33.000 trẻ.

Cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm

Sau tiêm vắc xin phụ huynh cần ở lại điểm tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Phụ huynh khi đưa trẻ về nhà cần lưu ý phải theo dõi sức khỏe trẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ và ít nhất trong vòng 1 ngày (24 giờ).

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái… đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế