Tập cho bé đi vệ sinh bằng bô: Cần đúng thời điểm và đúng cách

0
8181

Tập cho bé đi vệ sinh bằng bô là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình rèn luyện khả năng tự lập cho trẻ. Vậy thời điểm nào là thích hợp nhất để bé tập ngồi bô? Và nên huấn luyện trẻ như thế nào là tốt nhất để bé vừa vui, vừa hứng thú học mà mẹ lại nhàn tênh? Bài viết này Kids Plaza sẽ giúp mẹ trả lời được những thắc mắc trên.

1. Thời điểm thích hợp nhất tập cho bé đi vệ sinh bằng bô là khi nào?

Thực tế cho thấy mỗi trẻ sẽ có những thời điểm lí tưởng khác nhau để tập ngồi bô nhưng thông thường trẻ có thể sẵn sàng để tập đi vệ sinh khi 18 -36 tháng tuổi mặc dù phần lớn thì các bé vẫn không quen với việc tự đi vệ sinh cho tới khi 2 tuổi.

Khi muốn tập cho con bắt đầu làm quen với việc “tự lập” này thì phải đảm bảo được rằng bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần, cảm nhận. Bên cạnh đó thì khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang và đại tràng của cơ thể bé cũng đã đi vào nề nếp.

Nếu phần lớn bé đều có các “dấu hiệu sẵn sàng” thì đó chính là thời điểm lí tưởng để tập cho con đi vệ sinh nhưng nếu như trẻ đang bị bệnh hoặc trẻ gặp phải những thay đổi lớn về điều kiện sống như là đi nhà trẻ, mẹ sắp sinh em bé hay là chuyển nhà thì cha mẹ cũng nên cân nhắc lại để hoãn việc tập cho con tự đi vệ sinh.

Cách tập cho bé ngồi bô chỉ trong 3 ngày với bô huấn luyện cho bé đi vệ sinh Kiza MF-01

Bô huấn luyện cho bé đi vệ sinh Kiza MF-01  thiết kế giống hệt mô hình bồn cầu của người lớn

Dấu hiệu sẵn sàng

Khi bé có ít nhất hai hoặc ba dấu hiệu về thể chất, tinh thần và tình cảm giống trong danh sách dấu hiệu được liệt kê dưới đây thì đây có thể coi là thời điểm thích hợp cha mẹ nên bắt đầu hướng dẫn trẻ tập cho bé.

Dấu hiệu sẵn sàng về thể chất

  • Bé dần hình thành những thói quen về việc đi tè, đi “ị”.
  • Bé có thể tự kéo quần lên, xuống mà không cần nhiều tới sự hỗ trợ của người khác.
  • Bé có thể tự di chuyển hoặc tự đi vào nhà vệ sinh.
  • Bé có thể tự ý thức được lúc nào cần đi vệ sinh hoặc có thể nhịn một chút cho tới khi mẹ đi lấy bô đến.
  • Tã, bỉm của bé mặc được giữ khô lâu hơn khoảng 2-3 tiếng. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tự kiểm soát của bàng quang bé được tăng cao.

Dấu hiệu sẵn sàng về mặt tinh thần

  • Bé phân biệt được giữa tiểu tiện và đại tiện và có thể nói về điều đó được khi bạn tay tã bỉm cho bé.
  • Bé hiểu được thế nào là “ướt” và “khô”.
  • Bé không thấy thoải mái và báo cho bạn biết hoặc tự tháo ra mỗi khi tã bị dơ, ướt.
  • Bé có thể đoán biết và nói với bạn khi nào bé “muốn đi vệ sinh”.
  • Bé hiểu điều bạn nói và làm theo những hướng dẫn đơn giản như là “đi lấy gấu bông của con đi”

Dấu hiệu sẵn sàng về mặt tình cảm xã hội

  • Câu nói phổ biến “Con làm được” cho thấy bé muốn được độc lập hơn.
  • Bé thể hiện sự độc lập của mình với câu trả lời là “không” khi được yêu cầu làm việc gì đó.
  • Bé bắt chước hành động của người khác.
  • Bé biểu lộ sự vui mừng khi được khen và muốn làm vui lòng bạn hoặc những người lớn khác.

Thời điểm nào thích hợp cho việc tập cho bé đi vệ sinh bằng bô?

2. Hướng dẫn và bí quyết hay cho mẹ khi tập cho bé đi vệ sinh bằng bô

  • Cho bé làm quen với bô: Cho bé xem cái bô và nói cho bé biết nó dùng để làm gì. Hãy đặt cái bô ở góc nhà hoặc trong nhà tắm vài ngày để bé quen biết về đồ vật này. Sau đó thì tập cho bé ngồi bô nhưng để nguyên cả quần hoặc cả bỉm cho bé ngồi để bé làm quen trước. Tập 1-2 ngày như thế cho bé quen rồi mới bỏ bỉm, bỏ quần ra trước khi cho bé ngồi bô.
  • Khuyến khích bé dùng bô chứ không ép buộc con: Chắc chắn lúc đầu bé sẽ nhổm dậy ngay đấy nhưng hãy đề nghị và khuyến khích con ngồi lâu hơn một chút bằng cách cho con cầm chơi một món đồ chơi, một cuốn sách hay là bật nhạc cho con nghe. Nếu bé không có “nhu cầu” thì cho bé đứng lên chơi tiếp. Và khi bé thực sự ngồi và sử dụng bô hãy luôn khen bé bố mẹ nhé!
  • Đừng mặc bỉm cho con khi ngủ trưa: Tập cho con ngồi bô đồng nghĩa vói việc là bạn sẽ dần không đóng bỉm cho con khi ngủ trưa nữa. Điều này sẽ mang lợi ích là bé tránh đái dầm ban đêm. Khi bé ngủ trưa dậy nhớ gợi ý cho bé ngồi bô đi tè hoặc “ị” các bố mẹ nhé.
  • Không mắng con khi con gây ra “sự cố”: Bé mới làm quen với việc tập ngồi bô nên không thể tránh khỏi những lúc tè dầm hay “ị” ra quần, đừng mắng bé bởi đây là lỗi của bạn vì đã không chú ý để nhắc bé ngồi bô. Nếu sau khoảng 2 tuần tập huấn mà bé yêu chưa biết gọi khi đi vệ sinh thì có thể là bé chưa sẵn sàng cho việc này và bố mẹ hãy đợi thêm một thời gian nữa để tập hú đợt tiếp theo cho bé.Khi nào tập cho bé đi vệ sinh bằng bồn cầu người lớn

Bệ ngồi toilet cho bé có cầu thang

  • Biểu hiện bé muốn đi ị, đi tè: Trẻ mặt mũi đỏ ửng hoặc cau có hoặc có thể ngồi xổm, hoặc đưa tay chạm vào “vùng kín”, bé đang chơi bỗng im bặt hoặc bé bi bo nói đi “ị, tè”và nếu bạn đã tập cho bé thì bé có thể đi đúng vào thời gian trong ngày đã được tập.
  • Gợi ý cho con sử dụng nhà vệ sinh: Sau mấy tuần ngồi bô ban ngày thì bạn hãy gợi ý cho con xem là con có muốn sử dụng bồn cầu như người lớn không. Với những bé ở tuổi lên 2-3 tâm lí rất thích bắt chước người lớn nên có thể “dụ” để bé sử dụng toalet giống như bố mẹ.
  • Chỉ cho con cách ngồi vào chỗ đi vệ sinh: và đừng quên giải thích cho con là mình đang làm gì. Bạn có thể làm mẫu hoặc trong khi anh chị ruột của bé đang đi vệ sinh thì cho bé thực hành luôn khi ngồi trên bô.
  • Tạo thói quen hàng ngày cho con: Tập cho bé đi vệ sinh bằng bô sau khi ngủ dậy hoặc sau khi uống nhiều nước khoảng 40-60 phút. Có thể quan sát và trông chứng bé khi bé đi tiểu và chỉ cho con ngồi một vài phút và để con đứng dậy nếu như con muốn.
  • Cho bé ngồi bô 15-30 phút sau khi ăn xong: Đây là lợi dụng nhu cầu vệ sinh tự nhiên của cơ thể.Mấy tuổi thì cho bé tập đi vệ sinh bằng bô
  • Cho bé mặc quần áo đơn giản, dễ cởi: Để hỗ trợ tốt nhất quá trình tập ngồi bô của con, tránh mặc những áo khoác, áo choàng có thể gay vướng ở đũng quần.
  • Khi bé trai đã sẵn sàng đứng tè: thì các bố mẹ nhớ hướng dẫn bé tè đúng mục tiêu nhé.
  • Luôn khen ngợi và khuyến khích con: cho dù là bé chưa thực sự ngồi bô tốt, không phạt, không mắng trẻ nếu như trẻ làm dơ bẩn ra nhà hay quần áo mà cần hướng dẫn, giúp đỡ và cổ vũ bé. Có thể tặng cho bé một món quà nhỏ nếu như mỗi lần bé ngồi được bô để khuyến khích bé.
  • Lựa chọn một chiếc bô vệ sinh cho bé sao cho thật phù hợp: với kích thước “vòng ba” của bé không quá chật và không quá rộng để mang lại cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu và lựa chọn những chiếc bô ngộ nghĩnh, đáng yêu, màu sắc bắt mắt để thu hút trẻ.

>>> Tham khảo ngay các loại bô vệ sinh cho bé cực đáng yêu, an toàn: