Vai trò của cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh

0
2040

Là những bậc cha mẹ, nhất là đối với những người lần đầu được giữ vai trò này thì việc khó khăn nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đó chính là con chưa có thể nói cho bạn biết rằng con thật sự đang cần gì hay có những điều gì sai. Không có những cách nào để phân biệt đúng hay sai khi bé thể hiện, mặc dù mọi người phản ứng khác nhau nhưng dù là mẹ sẽ cảm thấy khá lo lắng nhưng bất kể một vấn đề nào đó cũng sẽ có những cách giải quyết.

trẻ sơ sinh

Tất tần tật những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho chị em mới làm mẹ lần đầu

Dưới đây là những việc chăm sóc trẻ sơ sinh căn bản hàng ngày các mẹ cùng tham khảo để có thể có thêm kinh nghiệm chăm bé nhé.

Có khá nhiều cách để mẹ có thể đóng góp vào sự phát triển của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ như:

  • Tham khảo ý kiến của những hội bà mẹ bỉm sữa để đưa ra giải pháp tốt nhất quyết định về sự chăm sóc bé.
  • Là tình cảm yêu thương xuất hiện trong cuộc sống của bé, tình cảm vỗ về từ cha mẹ giúp bé cảm nhận được ngay từ những năm tháng đầu đời.
  • Chuẩn bị tốt để có sữa cho bé bú vì đây là sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh trong suốt quá trình phát triển.
  • Tìm hiểu những dấu hiệu những gì mà con cần: theo cách riêng của bé, cách giao tiếp của con, mẹ có thể tập trung, quan tâm và lắng nghe con hơn để thấy được con thật sự cần những gì.

Qua thời gian bé sẽ phát triển toàn diện về ý thức về cách bé phản ứng hay nhận thức qua những tình huống khác nhau, có thể là bé sẽ thích mẹ vuốt bàn tay lên má của bé để cảm nhận được tình yêu thương từ bạn.

Tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái

trẻ sơ sinh

Mẹ nên chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho bé nhận biết qua những dấu hiệu và điều chỉnh sự chăm sóc cho phù hợp với bé. Mẹ hãy cố gắng đáp ứng đúng nhu cầu cho bé theo những cách khác nhau dưới đây:

  • Cho bé trải nghiệm với nhiều trò chơi khác nhau để bé thật sự cảm thấy thoải mái, ngủ sâu giấc mà không bị gián đoạn nhiều lần.
  • Tìm cách dỗ dành, an ủi con bằng những trò chơi thú vị, mang tính chất thu hút.
  • Nếu mẹ nhận thấy bất cứ điều gì về sự thích nghi và không thích nghi của bé hãy quan sát và truyền lại cho những thành viên khác trong gia đình và nhóm chăm sóc sức khỏe.

Thường xuyên tắm cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tắm cho bé thường xuyên để mang lại cho bé cảm giác thoải mái, có giấc ngủ sâu nhất có thể, trẻ sơ sinh ban đầu có làn da rất mỏng manh mà mẹ lại tắm quá nhiều lần cho con sẽ khiến bị trôi mất lớp bảo vệ da tự nhiên của bé, làm da con sẽ bị khô và dễ nứt nẻ. Bất kỳ loại xà phòng, sữa tắm hay kem dưỡng da và những sản phẩm khác mà mẹ sử dụng cho bé cũng có thể bị hấp thụ và dẽ làm mất cân bằng những loại dầu quan trọng nuôi dưỡng làn da.

Mẹ nên sử dụng những sản phẩm thiên nhiên, ít hóa chất, không có nhiều tác dụng phụ lên da của bé. Trong những ngày đầu, cách tốt nhất là sử dụng nước ấm cho vài hạt muối pha loãng để mẹ có thể vệ sinh cho bé.

>> Tham khảo ngay những sản phẩm đang được bán chạy nhất tại Kidsplaza:


Chăm sóc da của bé

trẻ sơ sinh

Vệ sinh sạch sẽ làn da cho bé: Khi tắm xong làn da của bé ướt, chúng sẽ rất dễ bị cảm lạnh do đó các mẹ cần phải dùng khăn tắm lau khô cho nếu không chúng sẽ mất đi một phần thân nhiệt trên cơ thể. Do đó mẹ cần luôn luôn vệ sinh cho bé ở nơi khô ráo, không có gió để tránh con bị lạnh.

Vào những ngày thời tiết lạnh mẹ cần bôi kem dưỡng ẩm cho bé để tránh con bị nứt nẻ, da khô khiến bé cảm thấy khó chịu vì da khô rát. Còn đối với những nơi thời tiết nóng bức mẹ nhớ dùng kem hăm cho con nhất là ở vùng bẹn, cổ và nách, khi thời tiết oi bức trẻ ra rất nhiều mồ hôi sẽ khiến người bé bức bối, là cơ hội cho những vi khuẩn phát triển, sinh sôi tấn công làn da non nớt của bé.

Tạo sự liên kết, gắn bó với trẻ

Ở một số bậc cha mẹ thường có một sự tách rời đối với con, chính vì vậy mà các bậc cha mẹ nên tạo sự gắn kết với con bằng cách cùng con chơi những trò chơi vận động, cùng tìm hiểu xem sở thích, mong muốn của con là gì, nói chuyện hay tâm sự cùng con để đến gần bé hơn. Những cha mẹ không thường xuyên gần gũi con có thể tạo ra những trường hợp rất nguy hiểm, trẻ dễ bị mắc bệnh trầm cảm, nặng có thể dẫn tới tử vong. Chính vì vậy mà việc tạo mối liên kết với trẻ là rất quan trọng và cần thiết nhất là trong những năm tháng đầu đời.

Cách giao tiếp với bé

  • Giữ: ngay khi có thể cha mẹ hãy bế và nhấc trẻ lên vì bé sẽ rất thích thú với việc này
  • Vuốt ve: Những động tác nhẹ nhàng này có thể làm bé cảm thấy thư giãn, thích thú, mẹ hãy vuốt  ve nhẹ nhàng bé cho bé cảm nhận được cảm giác thật sự được yêu thương, chiều chuộng.
  • Sử dụng giọng nói của bạn: điều này thật sự rất quan trọng đối với những bà mẹ, ngay từ những tuần còn nằm trong bụng mẹ bé đã có thể cảm nhận được và nhận biết được giọng của bạn, chính vì thế mà sự quen thuộc của giọng nói mẹ sẽ là âm nhạc cho tai của bé. Mẹ có thể nhẹ nhàng hát những bài hát cho con nghe, nói chuyện với con để làm cho con cảm thấy vui vẻ hoặc hôn bé cho bé cảm giác được cưng chiều.
  • Thể hiện qua ánh mắt: Điều này rất quan trọng đối với bé trong quá trình tạo mối liên kết giữa mẹ và bé, nhìn vào đôi mắt con mẹ sẽ cảm nhận được rằng con đang mỉm cười hay ngạc nhiên
  • Sử dụng những đồ vật đáng yêu: Mẹ có thể dùng những đồ vật như gấu bông đáng yêu cho bé
  • Massage: Mẹ có thể sử dụng những loại dầu thực vật nhẹ nhàng, ấm áp để massage nhẹ nhàng vào những vùng da cho bé, vào những vùng mà bé thấy kích thích khi được chạm vào. Mẹ lưu ý tuyệt đối không bao giờ được sử dụng bất kỳ loại dầu nào khác ngoài dầu ăn thực vật thuần túy để massage cho bé.

Mọi hoạt động được liệt kê ở trên có thể sẽ không kích thích mẹ khi ở độ tuổi trưởng thành, nhưng thậm chí mẹ chỉ cần từ 1-2 phút chăm sóc da cho bé theo kiểu này sẽ kích thích sự phát triển của trẻ sơ sinh rất nhiều. Mẹ có thể quan sát cách mà bé phản ứng, khi bé khó chịu thì mẹ có thể dừng lại có thể bé cần một không gian yên tĩnh, mọi đồ chơi gây sự chú ý sẽ kích thích bé ở giai đoạn này.