10 lỗi sai điển hình mẹ cha hay mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh

0
2693

Sai lầm khi cho bé ngủ

  1. Rung lắc ru con ngủ
    Đây là một trong những sai lầm rất phổ biến của các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Không thể phủ nhận là rung lắc sẽ khiến bé dễ ngủ hơn nhưng chính hành động tưởng vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của trẻ. Do não bé còn đang phát triển nên luôn có một khoảng trống giữa não và  hộp sọ mà cổ còn yếu, khó giữ vững đầu nên khi rung lắc nhanh, mạnh rất dễ gây nên những tổn thương cho não.
  1. Cho con ngủ ngày thức đêm
    Cần tập cho bé thói quen để phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Ban ngày bé có thể ngủ và chơi nhưng ban đêm bé cần phải ngủ. Vì thế ban ngày cha mẹ cần giữ cho phòng của bé tràn đầy ánh sáng và kể cả khi bé có giấc ngủ ngắn ban ngày. Buổi tối thì cần tắt đèn đi để bé biết được cần phải ngủ

    cho-be-bu-dung-cach
    Không nên giữa đêm đánh thức trẻ dậy bú
  1. Cho bé ăn đêm
    Rất nhiều mẹ có thói quen đang đêm cũng lay con dậy để cho bé, làm bé tỉnh giấc khi đang ngủ say. Khi bé đã hình thành thói quen này thì sau khi mẹ cai sữa, bé sẽ tỉnh dậy giữa đêm để ăn sẽ khiến mẹ chăm con trở nên vất vả hơn.
  1. Ủ con trong chăn dày
    Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng ủ con trong chăn dày sẽ giúp con đỡ giật mình khi ngủ hơn. Tuy nhiên điều này lại không tốt cho trẻ vì sẽ khiến thân nhiệt bé tăng lên từ đó sẽ ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi ra nhiều sẽ rất dễ khiến bé bị cảm lạnh.
  1. Bật đèn cho con khi ngủ
    Ánh sáng mạnh sẽ ảnh hưởng tới mắt của trẻ sơ sinh có thể làm giảm thị lực của trẻ. Vì thế chỉ trừ trường hợp cần thiết còn không thì khi trẻ đang ngủ, cha mẹ không nên bật sáng.
Không nên bật đèn ngủ khi cho bé ngủ
Không nên bật đèn ngủ khi cho bé ngủ

Sai lầm khi cho bé ăn

  1. Căn giờ cứ 3 tiếng cho bé bú 1 lần
    Về mặt lí thuyết thì 3 tiếng cho bé bú mẹ 1 lần là hợp lí tuy nhiên mẹ cũng không nên căn giờ một cách máy móc vì mỗi bé có một nhu cầu khác nhau và thậm chí là 1 đứa trẻ nhưng ở từng thời điểm khác nhau cũng có nhu cầu khác nhau.
  2. Lưu trữ lại phần sữa thừa cho lần bú sau
    Khi cho bé dùng thêm sữa ngoài, rất nhiều cha mẹ vì tiếc của nên hay giữ lại phần sữa còn thừa để lần sau cho con bú tiếp. Điều này là không nên vì lượng sữa thừa này nguy cơ nhiễm khuẩn cao, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng non nớt của trẻ. Bên cạnh đó cha mẹ cần lưu ý nên cho bé uống sữa mới pha, nếu sữa đã pha 2 giờ cũng tuyệt đối không cho bé dùng, không nên pha sẵn sữa rồi để vào tủ lạnh vì tủ lạnh cũng chỉ có tác dụng bảo quản chứ không ngăn ngừa được các vi trùng gây hại xâm nhập vào sữa.
  1. Cho bé uống sữa bình thay cho sữa mẹ quá sớm
    Nhiều bà mẹ vì muốn giữ dáng nên quyết định cho con uống sữa công thức thay cho sữa mẹ từ rất sớm. Điều này là không nên vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và hoàn hảo nhất dành cho bé, trẻ bú sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật và thông minh hơn. Đó là lí do vì sao mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ rằng nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và nên duy trì cho con bú mẹ tới khi con 2 tuổi.

    tre-bi-tieu-chay-co-nen-uong-sua

      Không lưu trữ lại sữa thừa cho những bữa sau

Một vài những sai lầm khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh

  1. Cắt tóc máu cho con nhiều lần
    Có nhiều mẹ cho rằng thường xuyên cắt tóc máu cho con sẽ kích thích tóc bé mọc nhanh và đen hơn. Tuy nhiên việc tóc mọc nhanh hơn là có thể nhưng chưa chắc đã đen hơn vì tóc đen hay không phụ thuộc vào di truyền từ cha mẹ. Da đầu bé rất mỏng nên nếu cắt tóc không cẩn thận rất dễ làm trầy xước da có thể dẫn tới nhiễm trùng.
  1. Dùng mật ong vệ sinh khoang miệng cho bé
    Theo phương pháp dân gian là dùng mật ong để vệ sinh khoang miệng cho bé để chống nấm. Nhưng có những bé dị ứng với phấn hoa cũng rất dễ bị dị ứng với mật ong. Vì thế nếu chưa xác định được bé có dị ứng với mật ong hay không thì cha mẹ nên thận trọng trong việc dùng mật ong để vệ sinh khoang miệng để tránh tình trạng bé bị sưng phần lưỡi hoặc sưng cả mặt.
  1. Quấn con quá chặt
    Khi bé vừa mới chào đời, nhiều cha mẹ thường hay dùng khăn, chăn quấn chặt người và tay chân để bé không bị giật mình hoặc lớn lên không bị chân vòng kiềng,…Điều này rất phi khoa học. Quấn bé chặt sẽ khiến tay chân bé không được tự do hoạt động, bé khó thở và cản trở quá trình trao đổi chất của da và cho cả sự phát triển của hệ thống thần kinh.