80% phụ nữ phải đối mặt với thay đổi cảm xúc sau sinh, gia đình cần làm gì để giúp họ.

0
2022

Ngày nay, không ít bà mẹ sau khi sinh bỗng có những triệu chứng vui, buồn bất chợt, dễ rơi nước mắt, tủi thân, hay lo âu, chán ăn, khó ngủ… là những biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh.

Câu chuyện đau lòng của cháu bé 33 ngày tuổi bị mẹ dìm xuống chậu nước, chết ngạt, khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Không ai có thể tin nổi, một người mẹ lại có thể nhẫn tâm hại đứa con mà mình vừa dứt ruột đẻ ra.

Bên cạnh những phẫn nộ và giận dữ, thì chưa bao giờ – sau một vụ án mà nghi phạm là mẹ của một em bé sơ sinh – khiến người ta phải giật mình về nỗi đau “trầm cảm sau sinh” đến thế. Người ta chẳng còn đay nghiến hay dằn vặt tội ác của người mẹ mà thay vào đó, họ thương xót cho 1 bi kịch gia đình xảy ra bởi căn bệnh mà nhiều người phụ nữ phải đối diện sau khi sinh.

Hay một câu chuyện đau lòng khác cũng xảy ra ở huyện Thạch Thất, Hà Nội. Người thân trong gia đình chị Nguyễn Thị Nụ phát hiện xác cháu Nguyễn Đức Việt (con trai vừa hai tháng tuổi của Nụ) nổi lập lờ dưới giếng trước sân nhà.
Người ta không thể lý giải nổi vì sao một người mẹ lại có thể có hành động nhẫn tâm như thế, cho đến khi Nụ xuất hiện phiên tòa, khai ra những ẩn ức của một cô gái nông thôn, ít học, sống khổ sở vì nghèo, không có sự quan tâm từ chồng, gia đình và mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Hoá ra sự tổn thương, đau đớn và trầm cảm dài ngày có thể biến một bà mẹ trở thành kẻ giết người chỉ trong tích tắc.

80% phụ nữ sau sinh phải đối mặt với tình trạng thay đổi cảm xúc và 1 trong 5 người mẹ trẻ đối diện với trầm cảm sau sinh – Điều đó có nghĩa là nếu không phải bạn đối mặt với nó, người ấy có thể là bạn bè bạn, chị gái – em gái bạn.

Chúng ta cần làm gì khi đã biết về trầm cảm sau sinh, về những đau khổ và bi kịch nó có thể mang đến cho những gia đình vô tội? Điều trị tâm lý cho người mẹ, hẳn rồi. Sự cảm thông và lắng nghe từ gia đình, chắc chắn. Nhưng chừng đó đã đủ chưa?

Những người phụ nữ sau sinh cần đến gia đình đặc biệt là vai trò của người chồng. Rất nhiều ông chồng nghĩ rằng, chỉ cần cung cấp vật chất cho vợ là đủ mà không hề nhận thức được sự quan tâm, chia sẻ bằng hành động và lời nói động viên có thể giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm. Dưới đây là những điều chồng nên làm để giúp vợ tránh xa chứng bệnh này:

  • Báo cho người thân, bạn bè biết vợ mình đã sinh con
  • Dành nhiều thời gian ở bên cô ấy
  • Thay vợ chăm sóc những đứa con lớn
  • Thỉnh thoảng hãy vào bếp nấu những bữa ăn ngon cho vợ
  • Luôn về nhà trong trạng thái vui tươi
  • Đảm bảo tài chính để cô ấy yên tâm ở nhà chăm con
  • Những buổi cuối tuần lãng mạn để hâm nóng tình cảm vợ chồng.

Ngoài sự nỗ lực của người mẹ thì hơn ai hết, người chồng là liều thuốc tốt nhất để vợ không phải lo về chứng bệnh đáng sợ này.