Hành trình ăn dặm cùng con phần I

0
15120

Những giấc ngủ của con trở nên thất thường, hay thức giấc đòi bú, ánh mắt thòm thèm khi nhìn người lớn ăn và dường như chỉ muốn đưa tay với lấy thứ bạn đang cần… Đó là những dấu hiệu mà mẹ nên bắt đầu đồng hành cùng hành trình ăn dặm của con rồi đó!

6 tháng tuổi là thời điểm đẹp nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Thế nhưng mẹ lại băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu? Thực phẩm nào là tốt cho bé hay chế biến ra làm sao? Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

  1. Những siêu phẩm cho bé bắt đầu ăn dặm

Ngoài dinh dưỡng từ sữa, khi đến độ tuổi ăn dặm bé cần được giới thiệu những món mới đa dạng về mùi vị và cả kết cấu. Giai đoạn này còn là tiền đề trong hành trình phát triển của bé sơ sinh, giúp con cung cấp đủ dinh dưỡng và hình thành thói quen ăn uống về sau.

Việc lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn này rất quan trọng, vừa phải đảm bảo về dinh dưỡng và vừa phải đáp ứng tiêu chí tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các siêu phẩm sau thích hợp với cả những nhóc tỳ khó tính nhất:

– Quả chuối: Chuối là thực phẩm rất tốt để khởi động cho việc ăn dặm của bé. Không chỉ giàu dưỡng chất, trong chuối có nhiều chất xơ có thể ngừa táo bón, các vitamin trong chuối giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể. Hơn nữa, chuối có vị ngọt nên rất dễ dành được sự yêu thích của các bé ngay lần đầu thưởng thức.

Khi ăn, mẹ nạo hoặc dùng máy xay nghiền nhuyễn cho bé ăn. Mẹ có thể bổ xung thêm chút sữa mẹ để tăng thêm mùi thơm hấp dẫn cho bé.

Quả bơ: Bơ được các chuyên gia đánh giá là thực phẩm lý tưởng nhất cho lần đầu ăn dặm của trẻ. Bơ giàu hàm lượng chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…và đặc biệt là lượng chất béo bão hòa đơn có lợi cho bé. So với các loại thực phẩm khác thì bơ rất mềm, béo ngậy, dễ tiêu và dễ ăn với hầu hết các bé.

– Quả lê: Lê rất giàu vitamin C, A, magie, canxi…Lê với hương vị dịu ngọt, thanh mát và chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

– Khoai lang: Khoai lang là nguồn vitamin A, C và sắt tuyệt vời. Ngoài ra, loại củ này còn chứa các chất khoáng như canxi, magiê và kali rất cần thiết cho trẻ nhỏ.

– Bí đỏ: Với thành phần dinh dưỡng phong phú từ tinh bột, đường đến lượng vitamin A, C cao cùng với lượng kali, photpho, magie…bí đỏ được xem là thực phẩm ăn dặm rất tốt cho bé.

>>> Mẹ tham khảo các sản phẩm ăn dặm: 

  1. Nguyên tắc cho bé ăn

Một nguyên tắc có thể gọi là bất biến trong cách cho bé ăn dặm là đi từ thức ăn lỏng đến đặc, ít đến nhiều. Khi mới bắt đầu, hãy cho bé ăn những món mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Cho bé ăn ít để xem phản ứng thế nào rồi từ từ mới tăng dần lượng thức ăn. Những loại như bột sắn, ngô, khoai…rất khó tiêu, không nên cho bé ăn trong những buổi đầu tập ăn dặm.

Một điều mẹ cần nhớ nữa đó là cho bé ăn đúng cách và đúng thời điểm. Bắt đầu ăn dặm mẹ hãy cho bé ăn 1 bữa/ 1 ngày và thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng hoặc trưa. Tuyệt đối không nêm muối, mắm vào đồ ăn của con.

>>>Mẹ tham khảo: Tập cho bé ăn dặm nhàn tênh với phương pháp “3 KHÔNG – 2 CÓ” 

  1. Gợi ý cho bé bắt đầu ăn dặm chi tiết từng tuần

Đây là thực đơn gợi ý mà 1 bà mẹ ở Nhật đã áp dụng cho bé trai của mình. Các mẹ tham khảo để biết trình tự cho bé ăn như thế nào. Các mẹ hoàn toàn có thể thay đổi các loại thực phẩm theo điều kiện và hoàn cảnh của gia đình.

Tuần 1: Cháo trắng từ 1 – 5 thìa

Tuần 2:
Ngày 8: Cháo trắng (3 thìa) – Bí dỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày 9: Cháo trắng (4 thìa)- Bí đỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày 10: Cháo trắng (4 thìa)- Cà rốt nghiền (1 thìa)
Ngày 11: Cháo trắng (4 thìa) – Cà rốt nghiền (1 thìa)
Ngày 12: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (1 thìa)
Ngày 13: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (½ thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa)
Ngày 14: Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền (1 thìa)

Tuần 3:
Ngày 15: Cháo trắng (5 thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) – Cà chua nghiền (1 thìa)
Ngày 16: Súp bí đỏ (8 thìa) – Cà chua và nước táo(2 thìa)
Ngày 17:Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa)
Ngày 18: Súp khoai tây (7 thìa) – bí đỏ nghiền (3 thìa)
Ngày 19: Súp cà rốt (thìa 7) – Khoai tây nghiền (3 thìa)
Ngày 20: bí đỏ nghiền (8 thìa) – súp bắp cải (3 thìa)
Ngày 21: bông cải xanh (thìa 7) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa)

Tuần 4:
Ngày 22:Cháo trắng (6 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – bông cải xanh nghiền (2 thìa)
Ngày 23: Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền (4 thìa)
Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai tây nghiền (3 thìa)
Ngày 25: Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai lang nghiền (2 thìa)
Ngày 26: Cháo trắng (7 thìa) – khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa)
Ngày 27: Bông cải xanh nghiền (8 thìa) – Cá bơn sốt cà chua (2 thìa)
Ngày 28: Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc (1 thìa)

Tuần 5:
Ngày 29: Đậu phụ nghiền (8 thìa) – khoai tây và cà rốt nghiền (3 thìa) – Nước đào (1 thìa)
Ngày 30: Bông cải xanh (8 thìa) – nghiền bí đỏ (2 thìa) – Đậu phụ luộc (1 thìa)
Ngày 31: Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
Ngày 32: Cháo bánh mỳ (7 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – Cải ngọt nghiền (1 thìa)
Ngày 33: Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) – bí đỏ nghiền (2 thìa)
Ngày 34: Cà rốt (8 thìa) – Hỗn hợp món bánh gồm của khoai môn, hành tây, khoai tây, cá bơn, bông cải xanh (4 thìa)
Ngày 35: Cháo bánh mỳ (8 thìa) – nghiền cà rốt (2 thìa) – bông cải xanh nghiền (2 thìa)

Chúc mẹ thành công!

>>> Còn tiếp: Hành trình ăn dặm cùng con phần II