Áo quần bé “nặng mùi” có khiến mẹ “nặng đầu”?

0
27

Quần áo của bé xuất hiện mùi hôi dù vừa được giặt xong? Mùi hôi ngày càng nồng nặc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và sức khỏe mà còn gây cản trở tới các hoạt động thường nhật của con trẻ.

Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Làm thế nào để khử sạch mùi hôi trên trang phục của bé? Hãy cùng KidsPlaza đi tìm câu trả lời ngay bây giờ nhé!

Tác hại khi bé mặc quần áo có mùi hôi

Khứu giác của trẻ sơ sinh vốn chưa hoàn thiện. Hệ miễn dịch của con cũng đang còn non yếu. Tất cả đều dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với quần áo “nặng mùi” trong thời gian dài. Chưa kể, áo quần bám mùi hôi còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh về da, đường hô hấp… lây lan và phát triển. Từ đó khiến bé con của mẹ dễ mắc chứng như viêm da dị ứng, ho dai dẳng không dứt…

Bài 2.jpg

Nguyên nhân khiến áo quần “nặng mùi”

Vệ sinh cá nhân qua loa: Nhiều ba mẹ cho rằng, trẻ sơ sinh chỉ chơi loanh quanh trong nhà nên không cần phải tắm rửa mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này vô hình trung sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi tích tụ và lây lan sang trang phục mà bé đang mặc.

Giặt quần áo không sạch: Quá trình vui chơi và vận động hằng ngày dễ khiến áo quần của con trẻ bám đầy bụi đất, mồ hôi… Theo đó, quần áo không được làm sạch hoàn toàn sẽ dễ lại mùi hôi khó chịu. Và nếu để lâu ngày sẽ tạo ra mùi hôi “khó chiều”, khó giặt sạch.

Bỏ qua bước xả vải: Không ít mẹ nghĩ rằng trong bột giặt/nước giặt đã có mùi thơm rồi nên không cần sử dụng nước xả vải. Nhưng nếu bỏ qua bước xả vải, trang phục của bé rất dễ trở nên thô cứng, gặp thời tiết nóng ẩm sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu.

Phơi quần áo chưa khô: Áo quần giặt xong nếu phơi ở nơi ẩm ướt, thiếu nắng… rất dễ bốc mùi hôi, thậm chí còn tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh lan rộng và phát triển.

Mẹo xử lý mùi hôi áo quần chỉ trong 1 nốt nhạc

Giữ vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ: Nếu như việc vệ sinh qua loa là nguyên nhân gián tiếp khiến áo quần của trẻ bám mùi hôi thì ba mẹ cần chắc chắn rằng bé con nhà mình luôn được vệ sinh cá nhân cẩn thận, sạch sẽ. Hãy dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc tắm rửa hằng ngày. Khi con lớn hơn một chút, ba mẹ có thể tập cho con thói quen tự vệ sinh và chăm sóc cơ thể.

Khử khuẩn áo quần dưới ánh nắng: Ánh nắng mặt trời được xem là giải pháp tự nhiên và an toàn nhất để khử khuẩn cũng như loại bỏ mọi vi khuẩn gây mùi hôi cho áo quần. Muốn bảo vệ con yêu an toàn trong mọi tình huống, ba mẹ cần lưu ý chỉ cho chúng mặc những bộ đồ đã được phơi khô ráo hoàn toàn dưới ánh nắng.

Ngâm trang phục trong nước gừng: Gừng là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp. Nước gừng có khả năng khử mùi hôi vô cùng hiệu quả. Để đánh bay mùi hôi trên áo quần, đầu tiên mẹ hãy đập dập củ gừng tươi, cho vào nước sôi rồi đợi cho nguội. Cuối cùng, mẹ ngâm quần áo của bé cần khử mùi trong hỗn hợp này từ 15-30 phút rồi xả sạch với nước.

Sử dụng nước giặt xả chuyên dụng: Nếu mẹ cần một giải pháp khử mùi hôi trên áo quần nhanh chóng và tiện lợi hơn thì đừng bỏ qua Nước giặt xả Docilee Organic – Sản phẩm giặt xả quần áo em bé 2IN1 có thể đáp ứng trọn vẹn yêu cầu kể trên nhờ sở hữu bảng “thành tích” ưu việt sau:

+ Hương thơm tự nhiên thơm ngát có tác dụng khử mùi hôi áo quần hiệu quả.

+ Công nghệ lưu hương mới, giữ lại trên áo quần tới 7 ngày giúp bé chơi vui, ngủ ngon.

+ Thành phần tự nhiên từ dầu Dừa, bột Ngô an toàn cho da nhạy cảm.

+ PH trung tính giúp kéo dài “tuổi thọ” của trang phục, bảo vệ da tay của mẹ.

+ Công thức làm sạch đặc biệt giúp xoáy bay 100% vi khuẩn và vết bẩn cứng đầu.

+ Công nghệ dưỡng vải chuyên biệt giữ cho áo quần luôn mềm mại.

+ 0% chất tẩy, nhuộm, chất làm sáng quang học, mùi hương tổng hợp, an toàn cho sức khỏe.

+ Docilee là thương hiệu dành cho trẻ em nổi tiếng được sản xuất tại Thái Lan.

Áo quần của bé “nặng mùi” luôn khiến mẹ phải “nặng đầu” tìm cách khắc phục. Hy vọng rằng loạt bí quyết xử lý mùi hôi quần áo hay ho mà KidsPlaza vừa chia sẻ có thể cởi bỏ hết thảy mọi lo âu, trăn trở giúp các mẹ nhà mình có thể yên tâm trên hành trình cùng con yêu khôn lớn trọn vẹn!

Tham khảo thêm: Da con yêu non yếu cần loại vải mềm dịu nào để nâng niu?