Bà bầu cần nhớ: Đừng chủ quan khi thấy nước ối có màu vàng!

0
8497

Dịch chất lỏng bao bọc, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi chính là nước ối. Nước ối ban đầu có màu trắng trong và khi bào thai càng lớn thì nước ối sẽ càng đục do thai nhi thải các chất và nước tiểu của mình ra môi trường nước ối. Bước sang tuần thai thứ 38 trở đi thì nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo – đây là dấu hiệu của sự phát triển bình thường của thai nhi. Có thể vì một số lí do nào đó mà nước ối sẽ có màu sắc bất thường, trong đó có tình trạng là nước ối có màu vàng. Đây chính là dấu hiệu tiềm ẩn sự bất thường về thai nhi mà mẹ bầu không nên lơ là.

1. Nhận biết sự bất thường về thai nhi qua màu sắc khác lạ của nước ối

Nhận biết sự phát triển của thai nhi qua màu sắc nước ối
Nước ối bao bọc, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi

Từ lúc thai nhi hình thành mà mẹ bầu không thấy nước ối của mình có màu trắng trong và từ lúc thai nhi được 38 tuần mà không thấy nước ối có màu giống nước vo gạo thì đây là những dấu hiệu cho thấy sự bất ổn ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với 2 mẹ con.

  • Nước ối có màu vàng xanh là dấu hiệu cho thấy thai nhi chậm phát triển hoặc bị tán huyết.
  • Nước ối có màu xanh đục, có mùi hôi lẫn mủ chứng tỏ bị nhiễm trùng ối và nguy cơ nhiễm khuẩn bào thai là rất cao.
  • Nước ối có màu xanh rêu sệt, dơ hoặc có lẫn phân su của bào thai có thể là dấu hiệu của tình trạng suy thai nghiêm trọng và đe dọa tới tính mạng của thai nhi.
  • Nước ối có màu đỏ nâu là dấu hiệu cho thấy thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.

2. Nước ối màu vàng ẩn chứa nguy cơ gì?

  • Nguy cơ thai nhi chậm phát triển
    Thai nhi chậm phát triển trong tử cung hay còn gọi là hội chứng suy dinh dưỡng ở thai nhi hoặc suy chức năng của bánh rau. Lúc này thai nhi nhẹ và nhỏ hơn so với chuẩn chung và phát triển chậm hơn so với những trẻ bình thường khi chào đời và dễ bị mắc một số bệnh về trí lực.
    Để phòng tránh nguy cơ này, các mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tạo cho thai nhi một môi trường sống đủ chất và thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai kì và màu sắc nước ối để phát hiện sớm các hiện tượng bất thường để phòng và điều trị sớm.
Uống 8-10 ly nước mỗi ngày để tăng nước ối
Mẹ bầu uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày để tăng nước ối
  • Nguy cơ thiếu máu tán huyết
    Là dạng thiếu máu ở mẹ bầu do hàm lượng hồng cầu thấp hơn bình thường (lí do là hồng cầu bị một số tác động nên dễ bị phá vỡ). Trong trường hợp mẹ bầu mắc phải thì khả năng di truyền sang thai nhi là rất cao. Nếu mẹ mắc bệnh nhẹ thì thai nhi chỉ bị thiếu máu nhẹ và mang gen bệnh nhưng nếu ở mức độ trung bình thì trẻ bị thiếu máu nhẹ hoặc trung bình và bộc phát dấu hiệu thiếu máu khi bé 3-6 tuổi. Còn đối với trường hợp nặng thì triệu chứng sẽ xuất hiện khi trẻ được 5-6 tháng tuổi. Lúc này để chữa trị chỉ có cách ghép tủy hoặc trẻ phải được truyền máu định kì và liên tục để duy trì cuộc sống.Vì thế trước khi mang thai, các mẹ cần đi khám sức khỏe để được phát hiện sớm và điều trị. Và có thể không bị thiếu máu trước khi mang thai nhưng người mẹ vẫn có thể bị thiếu máu ở những giai đoạn sau nên nếu thấy dung dịch nước ối có màu vàng thì rất có thể là tình trạng tán huyết của mẹ đã ảnh hưởng tới con, các mẹ bầu cần tới bệnh viện để kiểm tra.
  • Nguy cơ suy thai
    Mẹ bầu có nước ối màu vàng sẫm là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đã bị suy. Nếu chuyển sang màu xanh rêu sệt và có lẫn phân su của bé thì nguy cơ bị suy thai cấp khi chuyển dạ của mẹ bầu là cao.Biểu hiện này cho thấy thai nhi bị thiếu oxy mà thiếu oxy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tim thai, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm và lưu lượng máu tới thận, da, phổi, gan giảm và các chức năng của các cơ quan này cũng bị suy giảm.Nếu suy thai không được phát hiện sớm sẽ đe dọa tới tính mạng của thai nhi hoặc khi sinh ra thì trẻ có nguy cơ bị khuyết tật hệ thần kinh, chậm phát triển, rối loạn khả năng ngôn ngữ,…Nếu thấy nước ối có màu sắc vàng sẫm, không mùi thì các mẹ cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán tình hình. Để phòng tránh tình trạng này, các mẹ cần lưu ý tới những biện pháp sau: khám thai định kì thường xuyên, có tư thế nằm nghỉ hợp lí, tránh các động tác chèn ép bụng để không đè lên mạch máu làm thai bị suy.

Có thể mẹ quan tâm: