Bệnh thường gặp ở bé sơ sinh, khi nào cần cho bé đi bác sĩ

0
946

Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể chăm sóc tại nhà

Vàng da sinh lý:

Vàng da sinh lý xảy ra khi hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng nên các sắc tố mật nên gây ra hiện tượng vàng da. Vàng da thường xảy ra vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 sau khi sinh và sẽ hết vào ngày thứ 10 với trẻ đủ tháng, với những trẻ sinh non thì vàng da thường kéo dài hơn, nếu trẻ vẫn bú bình thường, các hoạt động linh hoạt thì chỉ cần chăm sóc trẻ ở nhà. Có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, tránh để trẻ ở trong phòng tối quá lâu sẽ khiến vàng da kéo dài thêm 

Trọng lượng giảm:

Trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh thường giảm sau khi chào đời từ 3 đến 5 ngày, trọng lượng của trẻ giảm từ 5-10% và đó là điều hoàn toàn bình thường vì trẻ đang phải thích nghi với môi trường mới, hơn nữa lúc này da trẻ thường mỏng manh nên bị mất nước khiến trọng lượng của trẻ thường bị sụt đi. Sau nửa tháng trẻ sẽ lấy lại được cân nặng và bắt đầu tăng cân đều nếu được bú đầy đủ.

Nôn trớ:

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang hơn nữa cấu tạo dạ dày của trẻ trong thời gian này là cơ thắt tâm vị đóng lỏng lẻo trong khi đó trong khi cơ môn vị đóng kín nên làm cho trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là khi trẻ bú quá no.

Mẹ có thể khắc phục bằng cách cho bé bú thành nhiều cữ, tránh để bé bú quá no dẫn tới trớ sữa, sau khi bé bú xong mẹ có thể nhẹ nhàng bế bé lên vỗ nhẹ vào lưng cho bé ợ hơi, với bé bú bình hãy đảm bảo núm sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng thấp. Sau khi bé bú không nên rung lắc bé, không đặt bé nằm ngửa, bế bé tầm 15 đến 20 phút rồi cho bé nằm nghiêng, kê cao đầu lên một chút.

Hắt hơi và nghẹt mũi:

Trẻ sơ sinh dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, do vậy khi đưa bé sơ sinh về nhà cần đảm bảo không khí trong phòng bé phải thoáng đãng, tránh khói bụi đặc biệt là khói thuốc lá, nếu dùng quạt cho bé thì bố mẹ nên vệ sinh lau chùi quạt trần cũng như quạt bàn để tránh bụi bẩn phát tán khi sử dụng quạt, nằm điều hòa cũng dễ làm bé bị hắt hơi ngạt mũi vì không khí khô, bố mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm khi dùng điều hòa cho bé, ngoài ra mẹ cũng nên giữ ấm cơ thể bé đặc biệt là vùng cổ và ngực. Nếu bé bị ngạt mũi mẹ có thể nhỏ cho bé nước muối sinhlys 0.9%, dụng cụ hút mũi được khử trùng, không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì có thể lây vi khuẩn sang cho bé.

Nấc cụt: 

Nấc cụt thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, mẹ không nên áp dụng các biện pháp chữa nấc của người lớn với bé.Có thể cho trẻ uống vài thìa nước lọc hoặc bú mẹ, bú bình để ngăn chặn cơn nấc của bé.

 Đưa bé đến bác sĩ khi có những biểu hiện sau:

Vàng da bệnh lý: Vàng da bệnh lý xuất hiện sớm thường là hơn một ngày sau sinh (36 tiếng), vàng da xuất hiện ở mặt, cổ, toàn thân, các chi, gan bàn chân, tay, kèm theo đó là các dấu hiệu lừ đừ, bỏ bú hoặc bú kém. Vàng da kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vàng da ở bé và phải có biện pháp điều trị thích hợp

Trẻ sốt:

Nếu bé sốt khi cặp nhiệt độ ở miệng hoặc hậu môn của bé từ 38 đến 39 độ kèm theo bỏ bú, ho, thở khó, quấy khó nhiều thì mẹ có thể cho bé uống hạ sốt efferalgan 80mg 1/2 – 2/3 gói và cho bé đi khám bác sĩ. Còn nếu bé sốt do tiêm phòng, thiếu nước hoặc bé không ho và bú tốt thì cần theo dõi bé thêm, mẹ có thể lau mát cơ thể bé bằng nước ấm, lau nách và bẹn, cho bé bú nhiều để hạ sốt.

Nhiễm trùng hô hấp: nguyên nhân do virút hoặc do vi trùng gây ra và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh kéo dài một hoặc hai tuần với hiện tượng chảy nước mũi, sốt và bỏ bú trong một vài ngày, có thể ho kéo dài chừng 2 – 3 tuần. Thêm các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự chăm sóc của bác sĩ. Vì vậy, nhất thiết cho trẻ đi khám bệnh ngay.