Cách sơ cứu cho trẻ khi gặp phải các tai nạn thường gặp

0
956

1. Hóc. Nghen, Sặc thức ăn. Dị vật

Trẻ nhỏ thường hay bị hóc dị vật do thói quen cho những vật nhỏ vào miệng, bạn có thể cho tay vào lấy dị vật ra khi biết chắc chắn rằng có thể lấy chúng ra mà không đẩy sâu thêm vào bên trong.

Sặc thường xảy ra khi gia đình cố ép trẻ ăn, uống trong khi trẻ đang khóc, khi trẻ bị sặc, hóc hay nghẹn thức ăn dị vật một số người thường vuốt lưng hay ngực cho “xuôi” thực tế vuốt như vậy không có tác dụng giúp thức ăn hay dị vật xuôi xuống, bạn cần làm hai việc sau đây trong khi chờ xe cấp cứu hoặc trước khi mang đến cơ sở y tế

Thứ nhất: Đặt trẻ nằm sấp trên đùi bạn, đầu thấp hơn phần thân, dùng tay chụm lại và vỗ vào giữa hai xương bả vai của trẻ, vỗ tầm 5 đến 7 cái động tác dứt khoát.

sơ-cứu-ở-trẻ-nhỏ

Thứ hai: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra đằng sau, lưng dựa vào người bạn hoặc đỡ lấy lưng trẻ, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn khi ấn phải chú ý ấn vào bên trong và hơi đưa lên trên, động tác phải dứt khoát, nhanh và mạnh.

Với những bé lớn có thể nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của trẻ, hướng lên trên.

Nếu sau khi lấy được dị vật ra khỏi cổ họng trẻ mà trẻ bị ngưng thở, tím tái do ngạt khí quá lâu cần làm hô hấp nhân tạo cho trẻ (xem ở phần sơ cứu điện giật).

Tránh hóc ở trẻ: Với trẻ nhỏ luôn có người thường xuyên trông chừng trẻ, không để những vật nhỏ trẻ có thể đút vào mồm gây hóc như: hạt nhãn, vải, hồng xiêm, đồng xu, các chi tiết đồ chơi của trẻ có thể tháo rời, lọ cao sao vàng…Không cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây nghẹn như: xúc xích, thạch, nếu ăn phải xắt nhỏ ra.

2. Sơ cứu khi bị bỏng

Nếu trẻ bị bỏng do nước sôi, nước canh, hãy ngâm phần bị bỏng vào chậu nước sạch, lạnh, hoặc vặn vòi nước cho xả nhẹ nhàng lên vết bỏng. Nếu vết bỏng ở dưới lớp quần áo cần cởi quần áo trẻ ra, trong trường hợp quần áo dính vào da thì lấy kéo cắt quần áo ra một cách nhẹ nhàng và tiến hành xối nước lạnh nhằm giảm sưng rát do bỏng gây ra, thời gian ngâm, xối nước lạnh ít nhất là 10 phút.

Nếu bị bỏng do hóa chất thì khi xối nước cần cẩn thận để tránh dây ra các vị trí khác không bị bỏng

sơ-cứu-ở-trẻ-nhỏ

Nếu bị bỏng do giật điện thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế vì bỏng điện rất nguy hiểm do vết bỏng thường sâu, dù vết bỏng nhỏ.

Tránh bỏng ở trẻ: Để phích nước ở trên cao, nơi kín đáo mà trẻ không thể với tới hay tiếp xúc được, khi dọn cắm nồi cơm điện cũng cần đặt lên cao tránh khi cơm sôi trẻ đặt tay vào ống thoát hơi gây bỏng hơi, canh, đồ ăn còn nóng để cẩn thận tránh trẻ có thể với tới.

Hãy đưa trẻ tới bệnh viện nếu vết bỏng nặng

3. Điện giật

Không được chạm vào bé, tắt công tắc hoặc cầu giao điện, hoặc có thể dùng các vật liệu khô không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô để tách bé và nguồn điện.

Hô hấp nhân tạo nếu thấy bé có dấu hiệu ngừng thở

Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.

Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 – 30 lần.

sơ-cứu-ở-trẻ-nhỏ

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời

Tránh điện giật ở trẻ: Bịt các nguồn cắm điện, không cho trẻ tiếp xúc với các dây điện, nguồn điện, kiểm tra dây điện thường xuyên tránh bị chuột cắn hở