Bệnh trĩ – nỗi niềm của mẹ bầu

0
1447

Có vô vàn lý do đáng yêu để trở thành một người mẹ như: Cảm giác hạnh phúc, sự chuẩn bị cho một sinh linh sắp ra đời, cảm giác sắp trở thành bố mẹ,…..Nhưng thực tế mà nói, việc mang thai không phải là một điều luôn dễ chịu. Một trong những trải nghiệm không mấy vui vẻ đó là “bệnh trĩ”

Về cơ bản thì bệnh trĩ là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Có khoảng 20 – 50% phụ nữ sẽ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ ít hay nhiều.

benh_tri
Vì sao mang thai lại dễ bị trĩ?

  • Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung sẽ đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian trở nên hạn chế nên việc máu lưu thông ra vào các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ trở nên chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng bị yếu đi.
  • Nội tiết tố khi mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, chúng không còn vững chắc như thường ngày và các thành tĩnh mạch có xu hướng sung lên và mở rộng.
  • Vì để cung cấp cho thai nhi lượng oxy dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp người mẹ nhận thêm oxy.
  • Nếu bạn có tiền sử bị bệnh trĩ, thì quá trình mang thai sẽ khiến chúng phát triển thêm. Áp lực trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ cũng dẫn đến việc bệnh trĩ bị phát triển.

benh_tri-1

Cách ngăn ngừa trĩ:

  • Uống nhiều nước: ít nhất phải uống 2,5 lít nước mỗi ngày đễ giữ cho phân mềm và việc thải ra ngoài sẽ dễ dàng hơn.
  • Tránh táo bón: Đại tràng cứng và chuyển động khô khốc sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thải phân. Điều này cũng góp phần gây nên bệnh trĩ.
  • Nước ép trái cây: Các mẹ có thể sử dụng các loại nước ép trái cây, trà thảo dược và các loại chất lỏng khác để tránh táo bón.
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh: Bạn có thể đặt đôi chân của bạn nên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này sẽ làm giảm áp lực nên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng khi đi vệ sinh: Nếu bạn ngồi trong nhà vệ sinh một lúc mà cảm thấy không thể đi được hoặc không cần thì hãy đứng lên và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Chế độ ăn uống: Cần đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Các thực phẩm như: Trái cây, rau, yến mạch, bột ngũ cốc nguyên cám,…có thể giúp tạo hình cho phân và thải ra dễ hơn.
  • Tránh ăn nhiều các loại thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ.

benh_tri-2

Bạn có bị trĩ không?

  • Có hai dạng trị đó là trĩ nội và trĩ ngoại: Trĩ nội bạn sẽ không nhìn thấy gì cho đến khi thấy chút máu trên giấ y vệ sinh. Trĩ ngoại sẽ có một vật phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng một quả nho. Bạn có thể lấy gương ra để kiểm tra, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần vì nó không phải thứ đẹp đẽ.
  • Trong thời kỳ mang thai hiện tượng chảy máu có thể xảy ra khi trĩ lớn và bị căng, tuy nhiên cũng có thể do một nguyên nhân khác nên bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra nếu lo lắng.
  • Việc thừa cân trước khi mang thai, đa thai, thừa nhiều nước, ít vận động,…cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

Điều trị trĩ:

  • Sử dụng một số loại kem giúp giảm thiểu việc ứ máu: tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng bất khi loại thuốc hay phương thức điều trị nào khi mang thai.
  • Một số loại kem bôi trơn hậu môn sẽ giúp việc thải phân dễ dàng hơn.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng đẻ phần mềm hơn và điều hòa tần suất chuyển động trong ruột.
  • Bi-canbonat có trong soda được hòa tan trong bồn tắm nước ấm cũng giúp ích cho bạn.
  • Tránh nâng các vặt nặng.
  • Tránh làm xước da nếu bạn bị ngứa.
  • Ngủ nghiêng trái là vị trí tốt nhất để giảm bớt ứ máu tại vùng hậu môn.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tránh tăng cân quá nhiều.
  • Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng giấy ướt, vòi hoa sen hoặc một miếng vải mềm để bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Có thể bạn quan tâm: Máy hút sữa Unimom