“Bỏ túi” 10 mẹo chữa chứng khò khè cho trẻ nhỏ

0
31954

Trẻ sơ sinh thở khò khè là triệu chứng bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản,…. Triệu chứng của bệnh là gì và cách khắc phục như thế nào luôn là câu hỏi nóng được các mẹ quan tâm

Các bài viết liên quan:

Chứng khò khè ở bé cũng có thể bắt nguồn từ bệnh trào ngược dạ dày. Do dịch dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu tình trạng trào ngược thường xuyên có thể làm bé bị viêm nhiễm đường hô hấp do hít phải dịch trào ngược làm bé bị khò khè thường xuyên.

 

Trong đó:

  • Ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản.
  • Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Chứng khò khè ở trẻ nhỏ có thể khắc phục dựa vào10 mẹo sau:

1. Gừng

Gừng nổi tiếng trong điều trị bệnh hen suyễn, có thể làm giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở.

Cách làm 1: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng với tỉ lệ bằng nhau. Uống một muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.

Cách làm 2: Luộc một ít gừng và ngâm trong 5 phút, để nguội rồi uống nó ngay lập tức.

Cách làm 3: Đun sôi một muỗng canh hạt cỏ cà ri, mật ong và nước cốt gừng để uống vào buổi sáng và tối.

2. Dầu mù tạt

Đầu tiên, bạn đun nóng một ít dầu mù tạt với một ít long não. Hãy để ấm và chà nhẹ nhàng vào lưng và ngực. Mát xa nhẹ nhàng và bạn có thể làm phương pháp này nhiều lần mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.

3. Quả sung

Quả sung có thể làm giảm bớt những khó khăn khi thở, thoát đờm, và cải thiện sức khỏe đường hô hấp.

Cách làm: Rửa sung và ngâm qua đêm trong một cốc nước. Ăn trái sung vào sáng hôm sau và uống nước khi dạ dày của bạn trống rỗng.

Duy trì ăn sung trong một vài tháng.

4. Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp có chứa chất thông mũi có thể phá vỡ các chất nhầy.

Cách làm: đặt một vài giọt dầu khuynh diệp trong một chiếc khăn giấy, bên cạnh đầu của bạn khi bạn ngủ và thở.

Hoặc có thể đun sôi một vài giọt dầu và hít hơi vào.

Hãy làm phương pháp này mỗi ngày nếu bạn muốn có được kết quả tốt nhất.

5. Mật ong

Chắc các bạn đã biết tới mật ong chính là “thần dược” chữa được nhiều căn bệnh và còn có công dụng làm đẹp.

Bên cạnh đó, nó còn được trị được chứng khò khè ở trẻ nhỏ nữa.

Cách làm: pha một thìa cà phê mật ong với một cốc nước nóng và uống 3 lần/ ngày.

Trước khi ngủ, uống 1 thìa cà phê mật ong pha với một ít bột quế để loại bỏ đờm trong cổ họng.

Lưu ý: Mật ong dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên các Mẹ nhé!

6. Hành tây

Đối với hành tây thì khá đơn giản, chỉ cần ăn hành tây để thông đường dẫn khí và thở dễ dàng.

7. Chanh

Vắt chanh vào cốc nước để uống thường xuyên cũng trị được chứng khò khè.

8. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Ăn nhiều dâu tây, quả việt quất, đu đủ, cam sẽ cải thiện sức khỏe của bạn cũng như khiến bạn thở dễ dàng hơn.

9. Tỏi

Đun sôi 2-3 tép tỏi trong ¼ cốc sữa, để nguội tự nhiên và uống nó mỗi ngày để thở dễ dàng hơn.

Tỏi cũng là thực phẩm bạn có thể ăn thường xuyên để chống bị nhiễm bệnh.

10. Dùng nước muối sinh lý

Khi bé bị sổ mũi, nhất là các bé sơ sinh, bạn cần vệ sinh sạch mũi bằng cách sau:

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi bạn ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

– Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho bé ăn.

– Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hoặc người lớn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.

Nguồn: Tổng hợp

>>> Tham khảo các sản phẩm vệ sinh mũi được tin dùng: