Các loại vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

0
3473

Để phát hiện con có bị vàng da hay không mẹ cần mang con đến chỗ có ánh sáng trắng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, ấn tay vào da con xem có bị vàng hay không? Do da trẻ sơ sinh có mầu hồng sậm, mầu đỏ sậm nên khó phân biệt khi nhìn trong bóng tối.

Vàng da sinh lý: Trẻ sơ sinh thường bị vàng da sinh lý, vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh và mất dần đi sau 10 đến 14 ngày mà không cần điều trị gì. Vàng da sinh lý không gây ảnh hưởng và nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nhưng nếu sau 3 tuần mà không thấy da bé hết vàng hoặc da vàng nặng hơn, lan đến lòng bàn chân, tay thì cần thăm khám vì có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác.

Vàng da do nhiễm khuẩn: Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn rốn và nhiễm khuẩn da. Vàng da do nhiễm khuẩn có thể xuất hiệm sớm hoặc muộn đi kèm với sốt (hoặc hạ thân nhiệt), nước tiểu có mầu vàng, trẻ bú kém, hay nôn trớ, tiêu chảy. Trong trường hợp này cần cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để tăng sức đề kháng, cho trẻ uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng tránh cho trẻ bị vàng da do nhiễm khuẩn rốn và da thì cần thực hiện tốt chế độ vô khuẩn trong khi đỡ đẻ, chăm sóc rốn và da sau sinh khoa học.

các-loại-vàng-da-ở-trẻ-sơ-sinh-có-nguy-hiểm?

Da bé sơ sinh có mầu hồng sậm nên khó phát hiện ra bé bị vàng da trong bóng tối (ảnh minh họa)

Vàng da do virus: Vàng da này do lây bệnh viêm gan từ mẹ truyền sang con. Da, nước tiểu vàng, phân có lúc có mầu trắng, gan to. Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh vàng da do viruts.

Vàng da tan máu bất đồng yếu tố Rh:

Tuy bệnh này hiếm gặp ở nước ta, do ít phụ nữ có Rh (-). Bệnh vàng da này thường gặp ở con dạ nhiều hơn là con so. Vàng da này xuất hiện ở ngay ngày đầu sau khi sinh và kéo dài trong nhiều tuần cùng các biểu hiện như nách to, gan to, xuất huyết. Vàng da nhân, trẻ có các biểu hiện thần kinh như cứng hàm, cứng người, tím tái, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Trẻ cần được điều trị và “thay máu”, theo dõi, chăm sóc tích cực.

Vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O xảy ra chủ yếu do người mẹ mang nhóm máu O, con mang nhóm máu A, hoặc B. Bệnh tiến triển tốt khi được

Vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O: Thường là do mẹ mang nhóm máu O, con mang nhóm máu A, đôi khi nhóm B. Bệnh thường gặp hơn nếu nguyên nhân do yếu tố Rh nhưng ít khi gây vàng da nhân. Bệnh tiến triển tốt khi được điều trị.

Vàng da do tắc mật bẩm sinh: Do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau. Biểu hiện bệnh là da sẫm màu, bị liên tục, dài ngày, phân bạc màu, nước tiểu có mầu vàng đậm, gan to, lách to. Bệnh nhân cần được điều trị sớm trước khi có dấu hiệu xơ gan.

Trẻ bị vàng da cần làm gì?

Trong trường hợp vàng da nhẹ, điều trị tại nhà bằng biện pháp tắm nắng. Nếu trời không có nắng cho trẻ nằm gần cửa sổ (tránh chỗ gió lùa) để ánh sáng có thể tiếp cận da trẻ. Để trẻ bú nhiều hơn bình thường nhằm đào thải chất Bilirubin ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Nếu trẻ bị vàng da do bệnh lý thì biện pháp tắm nắng không thể giúp bé hết bệnh được.

Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:

– Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

– Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Nguồn: Tổng hợp