Các mốc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ

0
972

Dưới đây là các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

1. Từ 0 đến 5 tháng:

– Hơn 1 tháng tuổi trẻ đã có thể hóng chuyện người lớn. Phát ra được những âm thanh khi bố hoặc mẹ hỏi chuyện.

– Trẻ chăm chú nhìn người khác nói chuyện

– Biết quay đầu lại khi có tiếng động phát ra

– Phân biệt được các tiếng động phát ra từ đâu

– Phát ra các âm thanh ê, a khi được hỏi chuyện, mỉm cười, có khả năng tự chơi một mình với các âm thanh.

các-mốc-phát-triển-khả-năng-ngôn-ngữ-ở-trẻ

Trước 1 tuổi trẻ rất chú ý đến các âm thanh, nếu trẻ xem một cách chăm chú mà không có phản ứng gì với âm thanh thì bạn cần thận trọng vì có thể trẻ bị khiếm thính.

2. Từ 6 đến 11 tháng

Trong gian đoạn này trẻ đã biết phối hợp các hoạt động. Trẻ theo dõi các hoạt động, các vật di chuyển theo hướng khác nhau. Lúc này trẻ có thể hiểu một vài từ, biết kết nối các âm thanh để tạo nên vần. Trẻ có khả năng bắt chước gần đúng các phụ âm của người khác, biết dùng các điệu bộ để giao tiếp nét mặt.

Trong giai đoạn này trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh bập bẹ, bi bô, đó chính là dấu hiệu của giai đoạn đầu hình thành phát triển lời nói. Khi được 9 tháng trẻ có khả năng xâu chuỗi các âm thanh khác nhau của lời nói như “mama”, “baba”, “bà bà”, “măm măm”… đây là những lời nói tự phát của trẻ vì lúc này trẻ nói nhưng chưa ý thức và hiểu hết lời nói của mình.

3. Giai đoạn 12 tháng đến 18 tháng

Khi được 12 tháng bé đã bắt đầu hiểu được bạn nói gì. Bé đã biết phát ra những biệt ngữ mà chỉ mình bé biết, bé có khả năng nói lâu hơn, biết sử dụng kết hợp các từ ngữ mà bé biết, nụ cười và ngôn ngữ cơ thể. Khi 14 đến 15 tháng bé có thể lặp lại các từ mà bé nghe thấy, nói được câu dài khoảng 6 từ, đến 18 tháng có thể hát được bài hát ngắn.

các-mốc-phát-triển-khả-năng-ngôn-ngữ-ở-trẻ

Đọc truyện cũng là một biện pháp giúp trẻ biết nói sớm hơn (ảnh minh họa)

Bé còn có thể thực hiện được các mệnh lệnh từ mẹ như: “đưa cho mẹ cái bát, cầm con gấu bông lại đây”…Bé cũng biết phân biệt các đồ dùng trong nhà, những vật dụng hàng ngày, xung quanh bé, khởi xướng các trò chơi và tạo ra nhiều âm thanh vô nghĩa với nhiều ngữ điệu khác nhau.

4. Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi

Thời điểm này trẻ đã hiểu biết về các vị trí trong không gian như: phía trước, sau, bên phải, trái, bên ngoài, trẻ cũng đã hiểu chức năng, công dụng của đồ vật cũng như các bộ phận cơ thể như: Lược để chải đầu, thìa để xúc cơm cho vào miệng, mũi để ngửi…

Có thể hiểu được vài đại từ hoặc các từ mô tả so sánh như: thế nào là ướt/khô, vật to/bé. Trẻ cũng hiểu các khái niệm về số lượng, hành động như: đang tắm, ăn, hiểu các đại từ như: cô bé, em bé, cậu bé…

Trẻ biết đặt các câu hỏi ngắn và trả lời chính xác các câu hỏi đơn giản, nói được câu đơn giản và có chủ vị, sử dụng đại từ sở hữu như: của con….

Nếu bố mẹ thấy trẻ phát triển khả năng nói chậm có thể tập cho bé bằng cách trò chuyện thật nhiều với trẻ, dạy trẻ tập nói các từ đơn (nếu trẻ không nói theo cũng kệ trẻ),nói lặp đi lặp lại nhiều lần. Đọc truyện, kể chuyện, dạy bài hát thiếu nhi, không cho trẻ xem tivi cũng là những biện pháp giúp trẻ sớm biết nói hơn.

Nguồn: Tổng hợp