Cách chữa trị viêm tuyến vú, nứt cổ gà hiệu quả

0
13091

Với nhiều bà mẹ, do sinh “con so”, da đầu núm vú còn non, thêm vào đó, việc cho con bú lần đầu thường chưa đúng cách khiến bé day mạnh gây tổn thương vùng da đầu núm vú, từ đó hình thành vết nứt gây đau rát và khó cho con đủ sữa. Một số người khác, do cơ địa kém, núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá cũng khiến con gặp khó khăn khi bú. Lúc này, theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ cắn mút đầu vú để thúc sữa. Hành động này vô tình hình thành nên những vết thương nhỏ rồi loét rộng ra.

Ở mức độ nặng hơn, vú sẽ sưng nóng, có mảng đỏ trên da và đau mỗi ngày 1 tăng, kèm theo sốt. Ở nách bên vú đau thường nổi hạch và do đau nên hạn chế cử động cánh tay. Nếu nhiễm trùng nặng hơn sẽ thành áp xe vú. Khi bị viêm vú không nên cho con bú mà dùng bơm hút sữa để vắt. Ở giai đoạn đầu mới nứt cổ gà có thể cho trẻ uống sữa vắt ra, giai đoạn sau không nên cho uống vì có thể sữa lẫn mủ..

Khi bị viêm vú cần dùng vải xô thấm nước lạnh hoặc nước đá đắp lên nơi sưng đau và người mẹ cần đi khám để bác sĩ kê đơn kháng sinh chữa trị nhiễm khuẩn. Để tránh nhiễm trùng vú, hằng ngày, sản phụ cần lau rửa kỹ hai bầu vú và núm vú bằng nước đun sôi để ấm, không dùng xà phòng. Nên dùng khăn xô mềm, không nên lau rửa bằng khăn mặt. Không kỳ cọ mạnh vì có thể làm xước núm vú. Đầu tiên lau ở núm vú sau lau đến quầng vú và lan dần ra cả vú. Khăn đã lau ra ngoài thì không lau trở lại núm vú nữa.

Một số bài thuốc giúp chữa viêm tuyến vú, nứt cổ gà hiệu quả

Rượu hạt gấc: Hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp da mau lành.

Lá tía tô: Dùng khoảng 20 lá tía tô, rửa sạch, đốt cháy thành than, rắc lên vết thương được rửa sạch bằng nước muối loãng.

Lá mồng tơi: Giã nát mồng tơi và một ít muối hạt, đắp lên vết thương cũng rất mau lành.

Rau ngót: Rửa sạch, giã nãt, vắt lấy nước cốt lên chỗ nứt.

Để  phòng nứt cổ gà các bạn nên nhớ :

Tập cho bé bú đúng : trước tiên la mẹ nên bế bé sao cho đầu bé va lưng bé thẳng nhau , để đầu ti gần miệng bé , để cho miệng bé mở hết thì mới đưa ti vào miệng bé để bé ngậm sâu hết quầng ti  .Nếu bé vẫn chưa ngậm đúng thì đặt một ngón tay vào miệng bé , để bé nhả miệng ra rồi làm lại .

Vệ sinh đầu ti trước và sau mỗi lần bé bú , tốt nhất là bằng khăn ấm .

Nên tới bác sỹ nếu vết nứt rỉ mủ và nước vàng , mủ , đau nhức nhiều và sốt .

Mặc áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt

Nguồn: Tổng hợp

>>> Xem ngay các sản phẩm trị nứt đầu ti và trợ ti cho mẹ: