Dấu hiệu đặt vòng không hợp và cách khắc phục

0
20103

Dấu hiệu đặt vòng không hợp là một trong những vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi không phải tất cả chị em đều có kết quả ngừa thai như mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về dấu hiệu đặt vòng không hợp và cách khắc phục hiệu quả.

Các dấu hiệu đặt vòng không hợp phổ biến

Sau khi đặt vòng, tử cung nhận tín hiệu có vật thể lạ xâm nhập sẽ xảy ra các phản ứng phòng vệ. Các hiện tượng bình thường này chỉ xảy ra thoáng qua rồi sẽ trở về trạng thái bình thường. Nếu xuất huyết quá nhiều, đau bụng dữ dội kéo dài thì đây có thể là các dấu hiệu đặt vòng không hợp. Dấu hiệu của đặt vòng tránh thai không hợp bao gồm:

Rong kinh, ra máu kéo dài

Rong kinh, ra máu và đau bụng là những phản ứng phụ thường thấy sau khi đặt vòng tránh thai không hợp.

Tình trạng rong kinh sẽ gây nhiều phiền phức, rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày cũng như khiến cho chị em không thể tập trung làm việc được.

Tuy nhiên, nếu hơn 6 tháng mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn rối loạn và bị ra máu thì chị em cần đến bác sĩ kiểm tra.

Việc ra máu kéo dài cũng sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu, khiến chị em mệt mỏi, ốm yếu và xanh xao.

Đau bụng

Đây cũng là phản ứng phụ chị em rất thường gặp sau khi đặt vòng không hợp.

Nhiều chị em có hiện tượng đặt vòng không hợp như đau bụng dữ dội và buộc phải tháo vòng tránh thai ra, sử dụng biện pháp khác.

Biểu hiện đặt vòng không hợp sẽ khiến cho chị em cảm thấy cơn đau âm ỉ kéo dài, khó chịu, không chấm dứt sau vài tháng đầu đặt vòng tránh thai thì rất có thể do cơ địa không phù hợp với đặt vòng.

Đau bụng cũng có khả năng do dấu hiệu đặt vòng tránh thai bị lệch, sai vị trí, va chạm vào các vị trí khác gây ra đau bụng.

Đau lưng

Bên cạnh đau bụng do đặt vòng không hợp, một số chị em còn bị đau lưng, đau hông, đau vùng chậu. Cơn đau này thường xuất hiện sau khi đặt vòng tránh thai và không có dấu hiệu giảm, thậm chí còn nặng hơn, nhất là khi làm việc nặng.

Trường hợp đau lưng có thể nguyên nhân do cơ thể không hợp với vòng tránh thai.

Viêm nhiễm vùng kín

Trước khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ khám và kiểm tra lại để loại trừ những trường hợp không dùng được biện pháp này.

Sau khi đặt vòng thấy khí hư bất thường, mùi hôi khó chịu, ngứa vùng kín, nghi viêm nhiễm đó có thể là do cơ thể phản ứng đẩy vật thể lạ ra bên ngoài gây viêm.

Tình trạng viêm nhẹ có thể dùng thuốc để tiêu viêm còn đối với tình trạng nặng thì buộc phải tháo ra.

Ảnh hưởng đến nội tiết tố

Một số chị em đặt vòng tránh thai không hợp dẫn tới tình trạng ảnh hưởng đến nội tiết tố. Tình trạng này có thể gây nhức đầu, buồn nôn, căng tức ngực, nổi mụn trứng cá, cơ thể dễ tăng cân.

Vòng bị rơi, tuột ra ngoài

Đây là dấu hiệu không hợp khi đặt vòng. Khi cơ thể chị em phụ nữ có sự phản ứng với vật thể lạ từ bên ngoài đưa vào, tử cung sẽ co bóp để đẩy nó ra bên ngoài.

Với những chị em không thể “sống chung” với dị vật, vòng tránh thai có dấu hiệu đặt vòng bị tuột.

dau-hieu-dat-vong-khong-hop
Dấu hiệu đặt vòng không hợp

Các biện pháp khắc phục dấu hiệu đặt vòng không hợp

Sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi tại cơ sở y tế khoảng 1 giờ để cơ thể ổn định trước khi ra về.

Vệ sinh vùng sau khi đặt vòng, tuy nhiên chị em chỉ nên dùng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và động tác phải thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng tay thụt sâu vào âm đạo hay ngâm mình trong nước quá lâu. Điều này sẽ có nguy cơ gây tổn thương và viêm nhiễm vùng âm đạo.

Không được mang, vác và làm các việc nặng trong khoảng 1 tuần tính từ ngày đặt vòng tránh thai. Chị em nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 10 ngày.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

Nên tuân thủ lịch tái khám sau khi đặt vòng tránh thai để kiểm tra tình trạng vùng kín, nhằm kịp thời phát hiện các rủi ro có thể xảy ra.

dau-hieu-dat-vong-khong-hop
Dấu hiệu đặt vòng không hợp

Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể tự kiểm tra vòng tránh thai của mình bằng cách đưa ngón tay vào âm đạo. Nếu thấy dây vòng ngắn hơn 5 cm hoặc không tìm thấy dây vòng thì nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Nếu trường hợp nghi bị viêm thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ kê đơn thuốc để tiêu viêm.

Không nên tự đặt vòng tránh thai hoặc tự ý tháo vòng tại nhà mà phải đến cơ sở y tế có chuyên môn, tự ý làm như vậy sẽ khiến cho tử cung bị tổn thương gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Những ưu và nhược điểm khi đặt vòng tránh thai

Trước tiên, các chị em hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm khi đặt vòng tránh thai để thử xem phương pháp đặt vòng tránh thai có phù hợp với mình không và có nên đặt vòng tránh thai không.

Ưu điểm đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai mang lại hiệu quả tránh thai cao khoảng 99%, có tác dụng tức thì và lâu dài cho phái đẹp khoảng từ 5 đến 10 năm.

Chi phí cho đặt vòng phải chăng, dễ sử dụng và không có cảm giác đang mang vật thể lạ trong người.

Khi đặt vòng tránh thai không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục như các phương pháp tránh thai khác.

Đặt vòng không gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của phái đẹp và an toàn trong giai đoạn cho con bú.

Nhược điểm của đặt vòng tránh thai

Tăng tiết dịch âm đạo và cổ tử cung ở chị em phụ nữ.

Sau khi đặt vòng không hợp có khả năng viêm nhiễm phụ khoa, thay đổi về sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung dẫn đến sức đề kháng của cơ quan sinh dục của chị em rất yếu, đã vô tình trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn lây bệnh xâm nhập vào bên trong.

Sau khi đặt vòng, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất ra lượng máu nhiều hơn, có thể gây rối loạn và kéo dài kỳ kinh nguyệt.

Với những thông tin trên hy vọng rằng các chị em dễ dàng nhận biết được dấu hiệu đặt vòng tránh thai không hợp và cách khắc phục các dấu hiệu này. Chị em phụ nữ cũng có thể đến các trung tâm y tế uy tín để được tư vấn phương pháp đặt vòng phù hợp với mình nhé. Các chị em cũng có thể tham khảo các kiến thức khác tại cẩm nang sống.