Dấu hiệu khó thở bất thường khi mang thai

0
1624

Khó thở khi mang thai có thể xảy ra trong những tháng đầu hoặc suốt thai kỳ khiến mẹ bầu lo lắng. Thực tế, nếu khó thở nhẹ là triệu chứng bình thường của thai kỳ, tuy nhiên cần lưu ý nếu khó thở đi cùng các triệu chứng khác là biểu hiện bệnh lý hô hấp hay tim phổi.

1. Phân biệt khó thở thông thường hoặc bất thường khi mang thai

1.1. Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

– Do sự tăng nhanh hormone progesterone làm dày lớp niêm mạc tử cung liên quan tới nhịp thở, người mẹ hít vào và thở ra nhiều hơn, nhưng nhiều người không thấy sự thay đổi này mà chỉ nghĩ đang thở bình thường. Đôi khi việc thở nhanh khiến mẹ bầu có cảm giác như bị khó thở.

– Do hoạt động của hệ hô hấp khi bắt đầu mang thai, thể tích phổi lớn để nhận nhiều oxy hơn, dùng chia sẻ cho thai nhi thông qua máu nuôi thai. Đây cũng là một trong những lý do khiến mẹ khó thở vào những tháng đầu.

1.2. Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

– Các hormone thai kỳ gây ra nhu cầu oxy của bà bầu tăng lên, tiếp đến  kích thích não để tăng số lượng và độ sâu của hơi thở.

– Các hormone cũng làm to các mao mạch ở đường hô hấp khiến bà bầu như đang thở dốc.

1.3. Trong 3 tháng cuối thai kỳ:

– Em bé lớn hơn và tử cung phát triển đẩy cơ hoành (cơ nằm dưới lồng ngực) lên trên. Điều này làm mẹ bầu thở nhanh hơn, giống như vừa chạy bộ. Điều này có thể coi là bình thường và không nguy hại cho mẹ và bé yêu.

– Thai phụ có thể bị khó thở khi leo cầu thang, mang vác vật nặng hay tăng cân nhiều trong thai kỳ.

– Khó thở có thể gặp khi bà bầu mang thai song sinh.

1.4. Thế nào là khó thở bất thường khi mang thai?

  • Tim đập dồn dập, mạnh.
  • Ho ra máu.
  • Ho nhiều, ho mãi không hết
  • Tức ngực, thở nặng.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
  • Da, môi, đầu ngón tay và ngón chân xanh tái.
  • Bệnh hen suyễn trở nặng.
  • Có dấu hiệu sốt cao, ớn lạnh,…

2. Phòng tránh tình trạng khó thở khi mang thai

  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng và chất độc nguy hiểm từ môi trường.
  • Tránh hương thơm nhân tạo, nấm mốc và bụi; sử dụng bộ lọc không khí trong nhà và nên dùng quạt, hạn chế bật điều hòa.
  • Tập thể dục điều độ; tập thở bằng cơ hoành để làm chậm hơi thở
  • Hạn chế làm việc gắng sức; nghỉ ngơi nhiều, lắng nghe cơ thể để hiểu tình trạng sức khỏe
  • Ngủ ở tư thế thoải mái, dùng gối để đỡ khi nằm ngủ. Đứng với lưng hoặc tay được hỗ trợ/chống đỡ. Ngồi trên ghế và nghiêng người về phía trước để tựa trên đầu gối, bàn hoặc gối. 
  • Điều trị bất kỳ tình trạng y tế tiềm ẩn nào có thể gây khó thở.
  • Tiêm vaccine cúm hàng năm để ngừa nhiễm trùng phổi và tăng sức khỏe cho phổi.
  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc.

3. Tình trạng khó thở như nào thì nên gặp bác sĩ?

Khó thở nhẹ không đáng sợ và không thay đổi lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này có ảnh hưởng đến việc diễn tiến tồi tệ với hệ hô hấp của thai phụ. Vì vậy, nếu như bị hen suyễn, thai phụ hãy cho bác sĩ biết bệnh của bạn để được hướng dẫn cách kiểm soát bệnh.

Nếu thấy khó thở; nhịp tim dồn dập, tim đập nhanh, mạnh, hay thấy chóng mặt, mắt cá chân và bàn chân bị sưng, hiện màu xanh xung quanh môi, ngón tay hoặc ngón chân, có cơn ho kéo dài, hoặc ngất xỉu, buồn nôn, đau ngực, ho ra máu, sốt hoặc ớn lạnh, bệnh hen suyễn nặng hơn. Khi đó, thai phụ cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

4. Giảm tình trạng khó thở bằng cách nào?

Khó thở khi mang thai đa số là do sự thay đổi hormone gây ra nên rất khó để thay đổi hoặc trị dứt điểm. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể làm theo một số hướng dẫn dưới đây giúp giảm khó chịu và cảm thấy dễ thở hơn.

  • Nghỉ ngơi: Khi thấy khó thở, thai phụ cần lập tức đi nằm nghỉ ngơi, bởi khi mang thai, phụ nữ khá khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể chất bình thường.
  • Thay đổi tư thế: Khi khó thở, hãy điều chỉnh tư thế ngay để có thể hít ra hít vào dễ dàng hơn. Giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng sẽ giúp phổi đón nhận oxy dễ hơn. Nếu bà bầu khó thở về đêm xin hãy chèn gối vào lưng và phần thân trên để tránh việc em bé chèn ép lên phổi. Bà bầu nên tập thói quen nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, ngăn chặn việc hít thở dễ dàng.
  • Vận động nhẹ: Bà bầu hãy chọn một vài bài tập thở phổ biến được áp dụng trong lúc sinh để quá trình hô hấp dễ hơn. Vận động nhẹ, vừa phải như đi bộ, tập yoga,… là các cách tốt để điều hòa nhịp tim và cân bằng nhịp thở. Song, bà bầu vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hành.

Nguồn: vinmec.com, hongngochospital.vn, suckhoedoisong.vn, medlatec.vn

>>>>>Tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ mẹ mang thai