Phòng chống muỗi đốt vào mùa hè

0
1035

Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn yếu. Các bệnh hay gặp do nguyên nhân này đáng kể nhất là bệnh về hô hấp: viêm mũi họng, viêm phổi, phế quản…

Đặc biệt, trẻ có tiền sử hen phế quản rất dễ tái phát trong điều kiện này. Thời tiết nắng nóng cũng tạo điều kiện cho một số loại vi-rút và muỗi phát triển nên trẻ hay bị muỗi đốt, có thể mắc các bệnh do vi-rút gây ra như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh chân tay miệng…Ngoài ra, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở…

Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm, chú ý và áp dụng các biện pháp phòng bệnh

Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột

Vệ sinh thân thể sạch sẽ

Vệ sinh thân thể, tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ đắp chăn cho bé không lo cảm lạnh

Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định của Bộ Y tế

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.


– Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.
Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.

Xem thêm:

>>> Những lưu ý đặc biệt “quan trọng” trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin