Điều gì khiến bà bầu sợ nhất?

0
6780

Bất kì một mẹ bầu nào cũng đều lo lắng không yên về nhiều thứ chuyện trong suốt 9 tháng thai kì và nhất là những ai mang thai lần đầu thì nỗi lo này càng tăng lên gấp bội, nào là lo về việc ăn uống, nghỉ ngơi, đi đứng rồi đến chuyện bé có phát triển tốt không, tiếp đến là lo về việc sinh đẻ như có đau không, có bị sinh non hay con có nhẹ cân sau sinh không hay là nỗi lo dọa bị sảy thai,… Những nỗi lo ấy có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của mẹ bầu và tác động xấu tới sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.

Dưới đây là 10 nỗi lo mà các bà bầu hay bị ám ảnh nhất, các mẹ bầu hãy đọc để có thêm kiến thức để chăm sóc cho mình và  bé yêu trong bụng được tốt hơn, bên cạnh đó các ông chồng cũng nên đọc để động viên, chia sẻ và đỡ đần công việc nhà cho vợ để 2 mẹ con luôn có tâm trạng an toàn, thoải mái và khỏe mạnh trong suốt thai kì.

1. Sẩy thai

Có thể thấy đây là nỗi ám ảnh phổ biến nhất đối với các bà bầu. Tuy nhiên các mẹ hãy nhớ rằng: Vấn đề không mong đợi này chỉ xảy ra trong vòng vài tuần đầu của thai kì và một khi đã vượt qua 6-8 tuần tuổi, đồng thời bác sĩ cũng đã nghe được tim thai thì mẹ hãy dẹp bỏ nỗi lo sợ này sang một bên để dưỡng thai cho tốt bởi vì tỉ lệ sẩy thai giảm đi đáng kể sau 3 tháng đầu tiên của thai kì.

2. Tăng cân quá nhiều

10-15 kg là số cân tăng chuẩn của mẹ bầu trong 40 tuần thai kì nhưng thực tế có nhiều mẹ khả năng hấp thu tốt và mặc dù đã kiểm soát số lượng thực phẩm và chế độ ăn uống hàng ngày nhưng vẫn vượt quá mức chuẩn này. Theo thống kê thì cũng chỉ có 14-20% bà bầu là giữ được đúng với trọng lượng chuẩn này. Vì thế mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu như mình tăng cân quá nhiều.

tang-can-khi-mang-thai

Hãy thay đổi chế độ ăn cho khoa học hơn đồng thời kèm theo tập thể dục sẽ giúp cho mẹ “làm chủ” được cân nặng của mình. Các mẹ có thể tham gia một lớp học Yoga chẳng hạn để giữ dáng khi bầu bí và cũng rất có lợi cho cả mẹ và bé. Và sau khi sinh thì Yoga cũng có thể giúp cho mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn trước kia của mình.

3. Sức khỏe của thai nhi và dị tật thai nhi

Rất nhiều những mẹ bầu bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực về sự phát triển và sức khỏe của bé yêu trong bụng như là mắc phải bệnh hay dị tật bào thai nào đó,… Đừng quá lo lắng, hãy ăn uống lành mạnh, dùng thường xuyên axit folic và các loại vitamin trước và trong suốt thai kì, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thấn thoải mái, vui vẻ thì sẽ có lợi rất nhiều cho sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh đó khám thai thường xuyên theo định kì và tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ cũng khiến cho các mẹ bầu an tâm hơn về sức khỏe của 2 mẹ con. Nhưng vẫn có thể có những rủi ro về dị tật thai nhi theo di truyền và điều này không thể tránh khỏi.

4. Sinh mổ hay sinh thường

Sinh mổ thường hay áp dụng khi thai nhi quá lớn, nhau thai có vấn đề, mang song thai hoặc đa thai, bất thường ở ngôi thai, cơn chuyển dạ không tiếp tục, nhịp tim thai dự báo khả năng nhận oxy giảm, đầu bé nằm không đúng vị trí, bệnh ở mẹ,…

Và những lần khám thai sau cùng thì bác sĩ có thể xác định là mẹ nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt hơn và sẽ thảo luận với bạn trước khi quyết định chọn giải pháp nào. Vì thế các mẹ không nên quá lo lắng trong suốt thai kì là mình sẽ sinh thường hay sinh mổ mà thay vào đó các mẹ hãy tìm hiểu và tích lũy dần kiến thức mang thai và chăm con để chăm sóc tốt cho thiên thần đáng yêu của mình sắp chào đời.

me-sinh-mo

5. Vô tình gây hại cho thai nhi

Có những mẹ lại trở nên quá cẩn trọng trong bất cứ một hoạt động nào của mình như là lựa chọn thực phẩm, vận động, dùng thuốc,… vì sợ rằng có thể vô tình gây hại cho con yêu trong bụng. Nhưng thay vì lo lắng suốt thì mẹ bầu nên tìm hiểu các loại thực phẩm hay những hoạt động nào tốt trong suốt thai kì và nên tránh những loại thực phẩm nào hoặc những động tác nào để tư tưởng được thoải mái và bảo vệ tốt cho 2 mẹ con. Và nếu như đảm bảo ăn uống lành mạnh, vận động hợp lí và thăm khám sức khỏe định kì thì mẹ bầu sẽ trút bỏ được nỗi ám ảnh này trong 40 tuần mang thai đấy nhé.

6. Chuyển dạ và sinh nở

Các chị em phụ nũ mang thai lần đầu đều luôn cảm thấy sợ hãi và ám ảnh về vấn đề đau đẻ lúc chuyển dạ và sinh nở hay lo lắng về những biến chứng có thể gặp phải trong lần vượt can sắp tới. Đây là nỗi lo rất phô biến ở mẹ bầu. Để an tâm và thoải mái hơn về quá trình sinh nở thì các mẹ bầu nên tham gia lớp học tiền sản, hay yoga để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về việc sinh nở và đôi phó tốt hơn với cơn đau đẻ. Bên cạnh đó các mẹ có thể tham khảo và lựa chọn các liệu pháp giảm đau đẻ cũng sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn để chờ đón thiên thần đáng yêu của mình chào đời.

7. Lo sợ tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thai nhi không thích tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực kéo dài của người mẹ như là căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài,… nhưng nếu như những cảm xúc này ở giai đoạn ngắn thì hầu như không gây ra hậu quả đáng lo tới bé yêu trong bụng mà thực tế có khi lại có lợi cho bé vì giúp bé phát triển khả năng đối phó với những tình huống căng thẳng trong tương lai.

Nhưng nếu căng thẳng nghiêm trọng và kéo dài thì lại ảnh hưởng tới trẻ: bé có thể có cân nặng thấp khi chào đời, dễ mắc bệnh đau bụng hoặc là học tập kém tập trung, ngoài ra còn ảnh hưởng tới mẹ đó là người mẹ khó sinh nở hơn.ba-bau-met-moi

8. Chất lượng “yêu” khi mang thai

Có nhiều mẹ bầu cũng tỏ ra lo lắng về vấn đề chất lượng sex có còn như thời son rỗi hay là quan hệ hi bầu bí có gây hại cho thai nhi hay không,… Nếu như thai kì của mẹ bầu diễn ra bình thường và các bác sĩ không cảnh báo gì về nguy cơ sinh non thì vẫn có thể quan hệ tình dục nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng tới nguy cơ sẩy thai khi quan hệ.

Viêc sẩy thai trong 3 tháng đầu thường không liên quan đến việc quan hệ tình dục mà nguyên nhân chủ yếu do khuyết tật về gen hoặc bị nhiễm khuẩn song các mẹ cũng cần lưu ý: tránh quan hệ quá mạnh trong 3 tháng đầu và lựa chọn những  tư thế phù hợp trong những tháng sau. Quan hệ tình dục cũng không gây hại cho thai nhi. Nút niêm dịch cổ tử cung ngăn là một tấm chắn an toàn ngăn không cho vi khuẩn và tinh dịch vào tử cung, và cực khoái dù có gây ra các cơn co tử cung nhưng với thai nghén bình thường, nó không dẫn đến chuyển dạ sớm hay sinh non. Nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vào thời kỳ thai nghén, do lượng kích thích tố tăng cao nên thai phụ thường có nhu cầu tiềm ẩn về chăn gối hơn so với bình thường.

Và các mẹ lại lo lắng sau sinh cơ thể không trở lại bình thường và không có ham muốn tình dục như trước nữa. Nhưng các mẹ cũng không phải quá lo lắng vì cơ thể mẹ bầu hồi phục tương đối nhanh, khoảng 6-9 tháng là bộ phận sinh dục đã trở lại như xưa. Nên thay vì lo lắng, các mẹ có thể thảo luận cùng chồng cách tăng cường hâm nóng trước mỗi cuộc yêu sau sinh, học cách massage tạo khoái cảm hay tập các bài tập cơ Kegel để tăng trương lực cho âm đạo, giúp chất lượng sex của hai vợ chồng tốt hơn, đặc biệt các bài tập này còn giúp chị em giảm tối thiểu nguy cơ sa tử cung nữa đấy.

10-luu-y-khi-tam-cho-be-so-sinh-1

9. Kỹ năng làm cha mẹ

Những ông bố bà mẹ tương lại đều luôn lo lắng là không biết họ có thể trở thành những bậc cha mẹ tốt hay không? Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này thì bạn cũng đừng nên lo lắng quá vì ai làm bố mẹ cũng đều lắng lo như thế cả và có lo lắng thì điều đó cang chứng tỏ bạn coi trọng việc chăm sóc và giáo dục bé yêu sắp chào đời. Và bản năng làm cha mẹ là bản năng tiềm ẩn bên trong mỗi người nên dan dần những kiến thức và kinh nghiệm làm cha mẹ của bạn cũng sẽ được phát triển tỉ lệ thuận với sự lớn lên từng ngày của con. Vì thế bạn cũng không nhất thiết là phải trải qua các lớp huấn luyện mới có thể trở thành các ông bố bà mẹ tốt.

10. Giảm cân sau sinh

Để bé yêu phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu không ngừng bồi dưỡng cho cơ thể trong suốt 9 tháng thai kì, lượng mỡ cũng được tích lũy để đảm bảo nguồn sữa cho bé bú. Chính vì vậy sau sinh cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, trở nên sồ sề hơn và điều làm các mẹ lo lắng đó là số đo 3 vòng của vòng mãi mãi thay đổi, không cách gì lấy lại được vóc dáng đáng mơ ước như trước kia. Vì thế không ít những mẹ bầu hoang mang không biết nên nạp bao nhiêu năng lượng, thức ăn để dủ cho con mà mẹ không bị lên cân. Vì thế các mẹ hãy tìm hiểu những bài thể dục nhẹ nhàng, các phương pháp giảm eo như gel bụng, chườm bằng nước nóng hay sử dụng rượu gừng nghệ,… để giúp mình nhanh chóng lấy lại vóc dáng eo thon gọn của mình.

Rượu gừng nghệ - bí quyết giúp mẹ “eo thon, dáng đẹp” sau sinh

Hướng dẫn các mẹ chi tiết cách làm một hũ rượu gừng nghệ để massage giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng hoàn hảo nhất sau sinh

(Tổng hợp)

>>> Mẹ tham khảo các sản phẩm rất tốt cho mẹ bầu dưới đây: