Hướng dẫn vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh đúng cách

0
6365

Đã từ lâu, vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng thao tác. Tốt nhất, các mẹ nên dùng khăn mềm và nước sạch để vệ sinh tai – mũi – họng cho con. Do tai mũi họng là những bộ phận rất dễ bị tổn thương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là các bước chăm sóc và vệ sinh 3 bộ phận quan trọng này trên cơ thể bé các mẹ nhé.

1. Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, lỗ tai của các bé còn khá nhỏ nên mẹ không cần ngoáy sâu vào bên trong khi làm vệ sinh. Khi lau mặt cho trẻ, mẹ có thể dùng khăn mềm lau phía ngoài của tai (vành tai) nhưng không lau quá sâu bên trong tai.

Không nên hạ thấp đầu bé khi tắm gội vì nước hay dầu gội có thể chảy vào tai bé gây viêm nhiễm. Mặt khác, mẹ không nên cho bé bú nằm vì sữa có thể chảy từ miệng vào tai, mũi và gây sặc, nhiễm khuẩn.

cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinhCách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh

Dùng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh là một cách làm sai lầm có thể gây tổn thương tai nghiêm trọng. Đã có rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ chỉ vì được cha mẹ dùng tăm bông để ngoáy tai.

Các bước vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh:
  • Bước 1: Sử dụng khăn bông mỏng, xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn
  • Bước 2: Từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn. Trường hợp ráy tai nhiều, vón cục, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tai 1 – 2 giọt để ráy tai mềm và vỡ ra. Sau đó thực hiện các bước như trên là được.
  • Bước 3: Lau nhẹ nhàng quanh bên ngoài của mỗi tai và tuyệt đối không đeo bất kì thứ gì vào tai con bởi như thế rất dễ gây sưng tai.

Lưu ý: Khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh nên dùng khăn có chất liệu mỏng, mềm mại để để tránh việc làm trầy xước tai.

2. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Mũi là bộ phận liên quan đến hệ hô hấp nên cần phải được làm sạch thường xuyên. Mẹ tuyệt đối không được dùng ngón tay hoặc móng tay để lấy gỉ mũi, hành động này dẫn đến làm tổn thương đến màng mũi mỏng manh của trẻ sơ sinh. Nếu bé có nước mũi hãy dùng khăn sạch lau sạch nhưng không nên cố lau vào tận khoang trong của mũi.

Trường hợp bé bị ngạt mũi, có thể chọn nước nhỏ mũi dành cho bé để làm sạch mũi. Nên đặt đầu miệng lọ thuốc nhỏ mũi ở đầu lỗ mũi , mẹ tuyệt đối không thụt sâu vào bên trong. Đặt bé nằm nghiêng mỗi lần nhỏ mũi; sau đó, giữ nguyên tư thế này một lát để nước mũi thoát hết ra ngoài.

Lưu ý: Không nên dùng cách hút mũi cho bé quá thường xuyên, hút mũi dễ làm ảnh hưởng đến màng mũi, gây chảy máu hoặc khiến khoang mũi bị sưng.

Tham khảo các dụng cụ hút mũi cho trẻ bán chạy tại KidsPlaza:

Các bước vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:
  • Bước 1: Gấp khăn giấy làm 4 phần, xoắn nhẹ một góc của khăn giấy lại.
  • Bước 2: Một tay giữ phần đầu của con nhẹ nhàng, một tay cầm khăn giấy và đưa phần nhọn đã xoắn vào trong mũi bé xoắn để làm sạch mũi.

Lưu ý: Xoắn theo chiều xoắn của khăn giấy để bụi bẩn và gỉ mũi bị cuốn vào trong kẽ xoắn của khăn giấy. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng khăn mềm, mỏng dành cho trẻ sơ sinh và làm tương tự với 1 góc của khăn.

3. Vệ sinh miệng (họng) cho trẻ sơ sinh

Miệng là bộ phận cơ thể tiếp xúc với thực phẩm cũng là bộ phận liên quan đến họng của trẻ. Miệng của trẻ sơ sinh được vệ sinh sạch sẽ thì điều này sẽ giúp làm giảm đến các bệnh về đường hô hấp. Nhiều mẹ thường dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này tuyệt đối cấm vì mật ong có chứa thành phần có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi.

Các bước vệ sinh họng cho trẻ sơ sinh:
  • Bước 1: Sử dụng khăn trắng sạch, mềm mại và 1 chậu nước ấm.
  • Bước 2: Rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn.
  • Bước 3: Giặt trước khăn với nước sạch sau đó ngâm vào chậu nước ấm.
  • Bước 4: Quấn một ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng trẻ, rơ lưỡi.
    Sau đó làm sạch phần vòm miệng. Với trẻ đã mọc răng, mẹ nên làm sạch kĩ phần răng để tránh vi khuẩn còn tồn đọng lại trên lợi, nướu.

Hy vọng với những chia sẻ của Kids Plaza qua bài viết trên, sẽ phần nào hỗ trợ và cung cấp những thông tin bổ ích đến các mẹ bỉm sữa trong giai đoạn chăm con và cùng con phát triển. Chúc các mẹ thành công.

>>> Xem thêm: “Mẹ có nên vệ sinh mắt mũi cho trẻ hàng ngày không ?“.