Kỹ năng “vàng” cho cha mẹ khi con bị sặc – hóc dị vật

0
1997

Trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tất cả những vật bé cầm được cho vào miệng. Chính vì vậy mà tình trạng hóc – sặc rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là các bé trong giai đoạn từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Đăc biệt nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và xử lý nhanh thì sẽ nguy hiểm đến cả tính mạng của trẻ.

Hầu hết nguyên nhân trẻ bị hóc – sặc là do trẻ còn nhỏ chưa hoàn thiện những phản xạ của thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở.

Hóc dị vật đường thở nói chung là tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra khi trẻ ăn, chơi. Sặc sữa, cháo, canh là một hiện tượng điển hình của hóc – sặc khi sữa, thực phẩm mềm trào vào đường thở khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, ho sặc sụa và nặng có thể tím tái đến tử vong.

1. Nhận biết khi trẻ bị hóc – sặc
Dấu hiệu cơ bản giúp mẹ nhận biết trẻ đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, người tím tái, ú ớ không thể khóc. Nếu nặng hơn có thể trào thức ăn từ mũi miệng ra ngoài. Và đặc biệt trong trường hợp nặng có thể bị ngừng thở liên tục và tử vong.
Đối với trường hợp hóc – sặc nhẹ, sau khi sơ cứu bé có thể trở lại bình thường nhưng sau đó hay mắc các bệnh về phế quản. Còn nếu kéo dài hơn thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sỹ nhanh để soi phế phản và hút dị vật ra khỏi đường thở của bé.
 tre-bi-hoc-do-an-uong
Hóc – sặc là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn
2. Những kỹ năng sơ cứu khi bé bị ho – sặc
Việc sơ cứu trẻ bị hóc dị vật vô cùng quan trọng. Nếu xử lý kịp thời và đúng cách sẽ cứu được bé nhưng nếu không kịp thời để dị vật chèn đường thở sẽ khiển trẻ ngừng thở, suy hô hấp đẫn dến tử vong ngay sau đó.
Khi phát hiện trẻ có hiệu tượng sặc – hóc dị vật, cha mẹ cần bình tĩnh và xử lý nhanh chóng những bước cơ bản nhé !
– Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở thì đưa trẻ tới bệnh viện ngay để gắp dị vật.
– Nếu trẻ tím tái khó thở không khóc được thì cần phải sơ cứu những bước sau ngay trong khi chờ xe cấp cứu đến:
  • Đối với các bé dưới 1 tuổi
Một tay giữ thân trước của bé, dùng gót tay còn lại vỗ thật mạnh 5-7 cái vào lưng bé (chỗ giữa 2 xương bả vai) để tăng áp lực lồng ngực của bé giúp đẩy dị vật ra ngoài.
so-cuu-tr-khi-bi-mac-di-vat
Nếu sau đó trẻ vẫn khó thở, cha mẹ đặt bé nằm ngửa rồi dùng 2 ngón trỏ ấn nhanh, mạnh vào xương ức của trẻ.
Bên cạnh đó nếu thấy cháo, sữa,… chảy ra từ mũi, miệng của trẻ hay trong miệng trẻ có vật lạ thì cần nhanh chóng hút chúng ra để thông đường thở cho bé.
Nếu biện pháp không có hiệu quả thì cha mẹ chuyển sang ấn ngực cho trẻ: Dùng 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị đến khi bé thấy đỡ hơn.
so-cuu-tr-khi-bi-mac-di-vat-buoc-2
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi

Với các bé trong độ tuổi này thì cha mẹ có thê dùng phương pháp ép bụng ( phương pháp Heimlich).

Trong trường hợp bé còn tỉnh táo và nói được thì cha mẹ nên để trẻ đứng thẳngphía trước rồi ôm ngang thắt lưng bé, dùng tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị của trẻ theo hường từ dưới lên trên liên tục đến khi đỡ hơn.

so-cuu-tr-khi-bi-mac-di-vat-buoc-3

Trong trường hợp trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, cha mẹ đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối dùng nắm đấm ấn vào cùng thượng vị của trẻ liên tục đến khi trẻ tỉnh. Sau đó đưa trẻ ngay vào viện để xử lý tiếp.

3. Biện pháp phòng tránh hiện tượng sặc – hóc dị vật
  • Khi cho bé bú sữa

Bế bé đúng tư thế sao cho đầu cao hơn thân. Trong khi cho con bú cần quan sát con thật kỹ, tập cho con thói quen nuốt xong thức ăn rồi mới bú tiếp để tránh bị sặc sữa.

Sau khi bú xong cần bế bé lên vai để bé không bị ợ hơi, vô lưng con nhẹ nhàng tránh gây sặc sau ăn.

Nếu con bú bình thì cha mẹ lưu ý kiểm tra núm vú có phù hợp với bé hay chưa. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc hay chơi, ho, ….

  • Khi cho bé ăn dặm

Không nên ép bé ăn quá nhiều, không ăn khi bé đang chơi đùa, chạy nhảy.

Chuẩn bị thức ăn dặm phù hợp với độ tuổi của trẻ

  • Lưu ý cho cha mẹ khi bé bị hóc – sặc

Nhiều cha mẹ khi thấy con bị sặc – hóc thường la hét hốt hoảng, cố gắng móc họng bé điều này sẽ làm con thêm sợ hãi và khiến dị vật đi vào càng sâu.

Lời khuyên tốt nhất trong tất cả đó chính là cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc, bảo vệ bé mọi lúc mọi nơi, tạo cho con một môi trường sống an toàn, lành mạnh. Tránh tuyệt đối những vật dụng nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ.

Chúc các mẹ chăm bé an toàn, khỏe mạnh !