Hô biến thực phẩm loãng thành đặc cho bé ăn dặm

0
733

Không chỉ thực phẩm sau khi rã đông mà ngay cả thực phẩm lần đầu chế biến, nếu không biết cách, mẹ cũng khó bảo đảm được độ đặc loãng như mong muốn. Đó là vấn đề thường gặp của rất nhiều bà mẹ khi cho bé ăn dặm. Đặc biệt, đa số thực phẩm đông lạnh sau khi rã đông thường có xu hướng trở nên loãng hơn so với lúc ban đầu. Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này, nhưng mẹ đã biết cách nào an toàn và bảo đảm nhất cho bé cưng? Để xử lý tình trạng này, Kids Plaza mách mẹ vài tuyệt chiêu nhé!

1. Nhận biết những thực phẩm dễ bị loãng khi rã đông

Những món tự làm từ bí đao hay lê thường bị ra nhiều nước sau khi rã đông nên sẽ loãng hơn rất nhiều so với lúc vừa mới xay xong. Đông lạnh sẽ làm thay đổi cấu trúc tế bào của nhiều loại thực phẩm và đây chính là nguyên nhân khiến cho cấu trúc của những thực phẩm này sau khi đông lạnh rồi rã đông trở nên khác biệt so với ban đầu. Dưới đây là một số loại thực phẩm như thế:

  • Việt quất
  • Xoài
  • Dưa (dưa lưới, dưa lê…)
  • Đu đủ
  • Đào
  • Mận
  • Bí đao
  • Cà tím

Nhận biết những thực phẩm dễ bị loãng khi rã đông

2. Biến thực phẩm loãng sang dạng đặc hơn khi bé ăn dặm

Tùy theo độ loãng đặc của thực phẩm sau khi rã đông và xay nhuyễn, mẹ có thể cần đến sự trợ giúp của những “sản phẩm cứu cánh” dưới đây để điều chỉnh độ loãng đặc của món ăn cho phù hợp với độ tuổi của bé. Không chỉ an toàn, đây còn là lựa chọn dinh dưỡng cho bé. Đừng bỏ lỡ nhé!

  • Sữa chua
  • Chuối
  • Phô mai tươi/ Phô mai cottage (loại phô mai được làm từ sữa đã tách kem)
  • Lòng đỏ trứng: Luộc trứng kỹ hay khuấy trứng, khuấy liên tục lòng đỏ trong quá trình nấu chín/hấp.
  • Mầm lúa mì
  • Đậu hũ
  • Bột ngũ cốc trẻ em (tự làm hay loại bột ăn liền hay các loại bánh dành cho trẻ ăn dặm)
  • Đậu lăng hay rau củ như đậu hòa lan, đậu tây (nấu chín và xay nhuyễn)
  • Khoai lang
  • Khoai tây

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ nấu cho con những món ăn dặm thơm ngon và chất lượng nhất phù hợp với độ tuổi của bé.

>>>Tin liên quan: