Mách mẹ chiêu trị trẻ bướng bỉnh, hay la khóc cực hiệu quả

0
6249

 

Trẻ nhỏ thường có những thay đổi về tính cách rất nhanh chóng qua từng giai đoạn.Thường thì giai đoạn 2 tuổi trở đi con sẽ thường có những biểu hiện bướng bỉnh, hay ăn vạ cha mẹ. Để có thể điều trị dứt điểm điều này chứ không phải là biện pháp dỗ dành tạm thời lúc đó thì cha mẹ nên tham khảo ngay những phương pháp sau đây

  1. Hãy kiên nhẫn lắng nghe tất cả yêu cầu của trẻ

Thường thì con sẽ mè nheo, nũng nịu khi không được đáp ứng những yêu cầu của mình hoặc do con thường được người lớn quá nuông chiều nên hình thành một thói quen cho bé thích gì được nấy. Để thay đổi thói quen này, mỗi lần con như vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe hết những yêu cầu của con.

Trong những trường hợp như này, nếu cha mẹ quát mắng con sẽ rất dễ khiến cho con bị tổn thương, vì nghĩ bố mẹ không quan tâm , không thương đến mình và sẽ khóc lớn hơn, cũng có trường hợp vì sợ hãi con sẽ nín khóc nhưng sẽ rất ấm ức và cảm thấy buồn bã.Mỗi lúc như này, cha mẹ hãy dùng giọng nói trầm, âm hơi lớn hơn để nói chuyện với con.Ví dụ như “ Tại sao con lại khó chịu như vậy ”, Con đang gặp vấn đề gì hãy nói cho bố/mẹ nghe….sau đó lý giải nhẹ nhàng cho con để tạo cho con một sự tin tưởng và lắng nghe.

  1. Tuyệt đối không vội vàng phớt lờ mọi yêu cầu của con

Nhiều trường hợp con thường xuyên mè nheo, đòi hỏi thay vì trả lời hay đáp ứng thì cha mẹ dành cách im lặng coi như không nghe và không quan tâm đến điều đó.Điều này đã được các chuyên gia về giáo dục trẻ em giải thích việc phớt lờ con như vậy rất dễ khiến cho con bị tủi thân, và tổn thương về tinh thần rất lớn

Những lúc thế này cha mẹ nên ngồi xuống nói chuyện với con để cho con biết được yêu cầu đó có được đáp ứng hay không, điều này sẽ hình thành cho con một thói quen, là sự dứt khoát của cha mẹ để con không tái diễn tình trạng như vậy nữa.

  1. Không được dùng roi, vọt để đe dọa con

Đánh con chưa bao giờ là biện pháp hiệu quả, một, hai hoặc thậm chí là ba lần sẽ khiến con cảm thấy sợ và dừng việc đòi hỏi đó lại nhưng lại không phải là cách giải quyết thông minh , vì điều này rất dễ dẫn tới tình trạng con lì đòn, xa lánh không dám chia sẻ với cha mẹ. Thay vì dùng roi vọt, cha mẹ hãy xử lý bằng cách dùng các hình phạt cho con phù hợp với từng hoàn cảnh và độ tuổi của bé. Đặc biệt, cha mẹ cần phải dám sát theo dõi và yêu cầu con thực hiện đúng hoàn thành hình phạt đó.

  1. Không nên thúc ép con làm những điều mà con không muốn

Tình trạng này hầu như diễn ra nhiều trong hoàn cảnh cha mẹ bắt con ăn, uống.Trên thực tế, ở đa số trẻ nhỏ sẽ không tránh được tình trạng lười ăn mà bị cha mẹ thúc ép.Nhưng việc thúc ép rất dễ gây tình trạng xấu trong tính cách của trẻ nhỏ.Con sẽ trở nên lì lợm, ngang bướng hơn cũng giống như tình trạng con lười ăn càng ngày càng chống đối với bữa ăn nếu cha mẹ không thay đổi các biện pháp hiệu quả khác.

  1. Hãy khen ngợi khi con làm được điều tốt

Nhiều cha mẹ lại đưa ra ý kiến sợ việc khen ngợi dễ khiến con hư thêm, và hay tự đắc. Nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm,bởi nếu được khen ngợi, tuyên dương sẽ làm cho con có động lực hơn để cố gắng, mặt tinh thần cũng tốt hơn cho con rất nhiều.

Đối với cả một đứa trẻ dù bướng bỉnh đến đâu thì con cũng vẫn rất cần đến những lời động viên, khích lệ từ cha mẹ . Vì thế khi con làm được những điều tốt cha mẹ hãy thường xuyên khen ngời và tuyên dương con nhé

  1. Cha mẹ phải tuyệt đối mẫu mực, nhất quán và không để người khác xen vào

Cha mẹ sẽ phải là một tấm gương để con noi theo, hình thành cho con một thói quen từ cuộc sống thường ngày.Nếu đã ra quyết định thì nhất quyết phải thực hiện, và kiên trì tuyệt đối với biện pháp đó. Đặc biệt, mỗi lần con ăn vạ hay đòi hỏi cha mẹ đang giải quyết thì tuyệt đối không để người nhà như ông bà, cô, dì, chú …can thiệp, để làm được điều này thì cha mẹ cần phải nhất trí can thiệp trước với mọi thành viên trong gia đình.

Chúc cho tất cả các cha mẹ sẽ thực hiện thành công và có những phương pháp nuôi dậy con thật hiệu quả và thông minh.

>>> Mẹ tham khảo thêm các cuốn sách hay về nuôi dạy con: