Mang thai, lên bao nhiêu cân là đủ?

0
5222

Mỗi người là một cá thể riêng biệt với các yếu tố gen, giới tính, tuổi tác, môi trường, chế độ ăn uống, lối sống khác nhau nên cân nặng của mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Thông thường, một người phụ nữ chỉ tăng khoảng 10 – 15kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong các trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng trong thai kỳ thì cân nặng có thể thay đổi. Trong tam cá nguyệt đầu tiên các bà bầu thường tăng cân khá nhẹ những có người lại bị sụt cân vì ốm nghén hoặc do thay đổi khẩu phần ăn. Tuy nhiên từ 2 tam cá nguyệt tiếp theo hầu hết các bà bầu sẽ lấy lại cần ban đầu và tăng cân dần.

mang-thai-tang-bao-nhieu-can-la-du

 

Ăn cho 2 người?

Quan điểm ăn cho hai người thực ra là quan điểm cổ xưa hoàn toàn không có cở sở khoa học nào. Trên thực tế việc tăng gấp đôi khẩu phẩn ăn cho mẹ không những không cần thiết mà còn gây rắc rồi cho cả mẹ và con. Thay vì chú trọng đến việc tăng lượng thức ăn, các mẹ hãy chú ý đến chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Các mẹ chỉ cần bổ sung thêm khoảng 10% lượng Calorie nạp vào cơ thể.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên: Mẹ cần bổ sung 420 Calorie/ ngày – tương đương 1 cốc sữa đầy

Tam cá nguyệt thứ hai: Mẹ cần bổ sung 1050 calorie/ ngày – tương đương 1 chút các loại hạt khô và vài lát hoa quả.

Tam cá nguyệt thứ ba: Mẹ cần bổ sung 1255 calorie/ ngày – tương đương vài loại quả và 1 lát bánh mì.

Tại sao lại tăng cân?

Việc tăng cân trong thai kỳ có thể đánh giá thông qua hai việc: Bản thân người mẹ tăng cân và con tăng cân. Một bà bầu có thể được coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay  – đây chính là hình thức dự trữ năng lượng cho việc con bú sau này.

mang-thai-tang-bao-nhieu-can-la-du-1

 

Cơ thể người mẹ tăng cân khi mang thai là do:

  • Tăng lượng tuần hoàn máu
  • Tăng cường trữ nước và chất lỏng.
  • Tăng trọng lượng bầu ngực.
  • Tăng kích thước tử cung.
  • Xuất hiện túi nước ối và nhau thai.

Chính vì thế hầu hết các bác sĩ thường xuyên theo dõi cân nặng của người mẹ một cách rất cẩn thận vì nếu cân nặng của người mẹ thay đổi quá đột ngột cũng có thể là nguyên nhân của một vài biến chứng thai nghén. Tốt nhất các bà bầu nên lập một bảng để thường xuyên theo dõi cân nặng của mình vào một thời điểm nhất định trong ngày.

Bạn nên đến bác sĩ kiểm nga ngay nếu tăng quá 1,5kg/ tuần trong các tháng giữa hoặc 900gr/ tuần vào những tháng cuối thai kỳ.

Mức tăng cân lý tưởng:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg/ tuần
  • Tam cá nguyệt thứ 2: 500gr/ tuần ( 5 -6kg/ 3 tháng )
  • Tam cá nguyệt thứ 3: 400gr/ tuần ( 3 – 5kg/ 3 tháng )

BMI?

  • Ngoài ra, các mẹ có thể dựa vào chỉ số BMI ( chỉ số khối cơ thể ) làm tiêu chí để đánh giá mức tăng cân lý tưởng.
  • BMI = trọng lượng cơ thể/ bình phương chiều cao ( tính bằng m )
  • Nếu chỉ số BMI trong khoảng 18.5 – 26 là chỉ số khỏe mạnh. Nếu có chỉ số thấp quá hoặc cao quá các bà bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn lại về chế độ ăn uống của mình.

Mất bao lâu để giảm cân:

  • Nhiều chuyên gia đồng ý với ý kiến răng: nếu mất 9 tháng để tăng cân thì cũng cần từng ấy thời gian để mẹ có thể giảm cân. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ giảm cân rất nhanh và trở về dáng ban đầu chỉ sau vài tuần sinh trong khi đó có những mẹ lại mất nhiều thời gian hơn.
  • Nguyên tắc của giảm cân đều giống nhau: ăn càng nhiều thì càng phải hoạt động nhiều để tiêu hao năng lượng.

Có nên ăn kiêng?

  • Việc ăn kiêng trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình phát triển của con. Việc mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân của trẻ sơ sinh.
  • Việc mẹ giảm cân quá nhanh sau khi sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ.

Hậu quả của việc tăng cân ít:

  • Sinh non
  • Sinh trẻ thiếu cân.
  • Tiết sữa không đủ nuôi con.
  • Chỉ số BMI quá thấp cũng gây nguy cơ sẩy thai.

Hậu quả của việc tăng cần quá nhiều:

  • Khó sinh
  • Sinh con quá lớn, dễ có vấn đề về tiểu đường.
  • Trĩ, rạn bụng, són đái hay các vấn đề về xương chậu.
  • Đau lưng, đau chân, phù chân, gây khó khăn cho việc đi lại.
  • Gây cảm giác khó chịu và hay nóng hơn các bà bầu khác.
  • Tăng huyết áp, nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai ngén.

Hãy lắng nghe cơ thể của mình và dừng lại khi thấy đủ các mẹ nhé!

Có thể các mẹ quan tâm: Máy hút sữa Unimom