Những điều cần biết về sử dụng điều hòa để trẻ sơ sinh không bị ốm

0
9716

Nếu không biết những điều này khi dùng điều hòa trong phòng, trẻ sơ sinh sẽ rất có thể bị ốm.

Thời tiết vào hè trở nên nóng bức khiến điều hòa trở thành vật không thể thiếu trong mỗi nhà. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu nóng quá trẻ sẽ bị nổi rôm sảy và sốt. Nếu lạnh quá thì trẻ sẽ bị ho, ốm và thậm chí là viêm phế quản.

Vậy làm sao để trẻ sử dụng điều hòa mà không bị ốm?

Mẹ hãy lưu ý những điều sau:

  1. Để nhiệt độ thích hợp

Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ như người lớn. Mức nhiệt phù hợp cho trẻ được mặc quần áo, bao tay, bao chân đầy đủ là 27 – 28 độ C. Đối với người lớn ở nhiệt độ này có khi còn nóng nhưng với trẻ sơ sinh là vừa đủ. Vì vậy, người lớn không nên quyết định trong phòng của trẻ sơ sinh theo cảm nhận của mình.

  1. Không đặt điều hòa chiếu trực tiếp

Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu bé sẽ khiến trẻ bị lạnh dễ gây ảnh hưởng tới phổi và hệ hô hấp của trẻ.

Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.

  1. Thời gian bật điều hòa không quá 4 tiếng mỗi lần

Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 3 -4 tiếng mỗi lần. Sau đó mẹ tắt điều hòa từ 30-45 phút để nhiệt độ cơ thể bé có thể trở lại bình thường rồi mới cho bé tiếp xúc với nhiệt độ môi trường bên ngoài để bé không bị sốc nhiệt đột ngột.

  1. Cải thiện độ ẩm trong phòng

– Phòng điều hòa nên ưu tiên có cửa sổ để khi không sử dụng điều hòa nữa có thể mở cửa sổ giúp không khí được lưu thông, tránh tình trạng điều hòa làm khô mọi thứ trong phòng, mất đi độ ẩm, nhất là độ ẩm trên da của trẻ.

– Mẹ có thể đặt 1 chậu nước, cốc nước trong phòng để giảm sự hanh khô, giữ ẩm không khí trong phòng tốt hơn.

  1. Điều chỉnh nhiệt độ dần dần

Muốn tăng hay giảm nhiệt độ của điều hòa nên tăng/ giảm một cách từ từ, không nên giảm đột ngột. Việc tăng/ giảm đột ngột có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt ở trẻ. Nếu có ý định đưa bé ra ngoài, bạn hãy tăng/hạ nhiệt độ từ từ rồi tắt dần và giữ bé trong phòng khoảng 15 phút sau đó mới đưa bé ra ngoài.

  1. Bật thêm quạt khi bật điều hòa

Việc bật quạt sẽ khiến không khí lạnh được khuếch tán đều trong phòng, giúp bé có nhiệt độ cơ thể tốt hơn

Lưu ý khi chăm sóc trẻ:

– Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.

– Với trẻ lớn cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước lọc, nước chanh, nước cam, sử dụng vitamin tổng hợp… để giảm hiện tượng khô da, mất nước ở trẻ. Mỗi sáng bạn cho nhấm nháp 1 chút mật ong chanh đào để tránh viêm họng.

– Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa.

– Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.