Sai lầm của mẹ khiến con bị hăm tã

0
2371

Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Krafchick – Trưởng Khoa Da liễu trẻ em tại Đại học Toronto – Canada, có gần 50% trẻ sơ sinh mắc phải chứng hăm tã. Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến mưng mủ, lở loét, gây đau đớn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.

Khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hăm tã cho bé, các nhà nghiên cứu đã vô cùng bất ngờ khi phần lớn những nguyên nhân đó lại do những sai lầm không ngờ của mẹ gây ra. Mẹ hãy cùng xem mình có mắc trong những lỗi sau đây không nhé!

ham-ta-1

Mua tã kém chất lượng cho con

Nhiều cha mẹ do tiết kiệm mà lựa chọn những loại bỉm trần, không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến những vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm, hăm da cho bé.

Lời khuyên tốt nhất cho cha mẹ là khi lựa chọn tã – bỉm cho con, cha mẹ nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất liệu mềm mại phù hợp với da của bé kết hợp sử dụng những công nghệ hiện đại sẽ vừa giúp bé luôn khô thoáng, sạch sẽ vừa tiện lợi hơn cho cha mẹ.

Mặc tã – bỉm không đúng size cho con

Việc mặc size tã – bỉm quá nhỏ gây chật chội và cọ xát vào da của bé, gây hằn và kích ứng da của bé, cuối cùng dẫn đến hiện tượng hăm tã không đáng có.

Do đó cha mẹ nên lựa chọn size bỉm sao cho đúng độ tuổi và cân nặng của con. Đồng thời nên chọn loại tã có đai hông co giãn, mềm mại sẽ không gây in hằn, khó chịu cho con.

ham-ta-3

Đóng tã quá lâu

Có khá nhiều mẹ không chú ý thay tã cho con thường xuyên mà thường chờ đến khi tã ướt sũng mới bắt đầu thay tã mới cho con. Việc làm này khiến cho da vùng đóng tã của con luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho những loại nấm và vi khuẩn có hại phát triển, gây hăm tã cho con.

Lời khuyên cho mẹ là nên thay tã – bỉm cho con thường xuyên: Đối với tã dùng trong vòng 2-3 tiếng, bỉm là 4-5 tiếng. Khi bé đi đại tiện nên thay tã – bỉm ngay sau đó. Ngoài ra mẹ nên để bé “thả rộng” vài tiếng cho da khô thoáng.

ham-ta-4

Sử dụng lại tã cũ

Một số bà mẹ có thói quen tiếc những miếng bỉm chỉ dính 1 chút nước tiểu nên khi tắm xong cho con thường mặc lại miếng bỉm đó cho con mà không biết rằng việc làm đó của mình đang gây hại cho bé. Khi mặc lại bỉm cũ sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và vô tình truyền mềm bệnh cho con.

Lời khuyên cho mẹ là tuyệt đối không được mặc lại bỉm cũ cho con. Khi vệ sinh thì nên làm sạch từ bộ phận sinh dục ra hậu môn để tránh viêm.

ham-ta-5

Dùng phấn rôm, kem chống hăm sai cách

Việc quá lạm dụng phấn rôm, bôi quá nhiều – quá dày kem chống hăm sẽ làm bít lỗ chân lông của bé, tăng nguy cơ dị ứng và viêm nhiễm cho da của bé.

ham-ta-6

Vì vậy mẹ nên lưu ý hơn khi sử dụng phấn rôm, kem chống hăm cho bé:

+ Không thoa phấn rôm lên mặt, mũi hoặc vùng da trầy xước của bé

+ Chỉ bôi kem chống hăm khi có chỉ định của bác sĩ

+ Khi bé bị hăm tã, sau khhi vệ sinh sạch sẽ mẹ nên dùng khăn mềm lau khô da của bé rồi bôi 1 lớp mỏng kem chống hăm lên vùng da cần được điều trị.

ham-ta

Mẹ có phạm những sai lầm trên hay không? Hãy cùng chia sẻ với Kids Plaza để chăm sóc bé tốt nhất nhé!

>>> Xem thêm : 8 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé cực kỳ “hiệu quả”