Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi tăng cân tốt

0
218

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé đã có thể ăn thức ăn đặc hơn, nhưng vẫn cần đảm bảo mềm mịn và dễ tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 7-8 tháng với đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh.

Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi

Sữa Frisolac giá bao nhiêu (21).png
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật rất đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng

Để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi, mẹ cần dựa trên các nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng và đa dạng hóa món ăn để giúp bé phát triển vị giác và tiêu hóa.

– Đảm bảo thực đơn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ từ rau củ. Điều này sẽ giúp bé nhận đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

– Đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm gia vị, mà sử dụng vị ngọt tự nhiên từ các loại rau, củ, quả.  Giữ nguyên hương vị tự nhiên của thực phẩm, không thêm muối, đường, hoặc gia vị để đảm bảo an toàn cho thận và hệ tiêu hóa của bé.

– Trẻ 7 tháng thì vẫn ăn thức ăn cần được nghiền mịn, loãng hơn, dễ ăn nhưng vẫn đủ độ đặc để bé làm quen với việc nhai nuốt.

– Mỗi ngày, bạn có thể tăng từ từ lượng thức ăn để bé quen dần với việc ăn dặm. Bé 7 tháng tuổi thường ăn khoảng 2 bữa mỗi ngày bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Khi cho trẻ ăn theo phương pháp kiểu Nhật bé được làm quen với hương vị tự nhiên của từng loại thực phẩm mà không bị ảnh hưởng bởi gia vị. Điều này giúp bé phát triển khẩu vị đa dạng và tránh kén ăn khi lớn. Các bữa ăn kiểu Nhật cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từ tinh bột, đạm, chất béo đến vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển toàn diện. Bé được ăn từng chút một, tự khám phá thức ăn và học cách tự xúc, nhai thức ăn, tạo thói quen ăn uống độc lập khi lớn lên.

Gợi ý bảng ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7-8 tháng trong 1 tuần

Ngày

Bữa sáng

Bữa trưa

Thứ 2 – Cháo trắng (1:7)
– Thịt bò nghiền nhỏ
– Bí đỏ hấp nghiền
– Cháo cà rốt và khoai tây
– Cá trắng hấp nghiền
Thứ 3 – Cháo ngũ cốc
– Khoai lang hấp nghiền
– Cháo trắng
– Đậu phụ hấp nghiền
– Súp lơ xanh nghiền
Thứ 4 – Cháo trắng với rau chân vịt nghiền, thịt bò – Cháo bí đỏ
– Thịt gà luộc nghiền
Thứ 5 – Cháo yến mạch, cá hồi
– Bơ nghiền
– Cháo rau củ (khoai lang, bí đỏ)
– Cá hồi hấp nghiền
Thứ 6 – Cháo trắng
– Cà rốt hấp nghiền
– Cháo khoai lang
– Đậu phụ hấp
Thứ 7 – Cháo gạo lứt
– Táo hấp nghiền
– Cháo rau củ (cà rốt, súp lơ)
– Lòng đỏ trứng luộc nghiền
Chủ nhật – Cháo ngũ cốc
– Bí đỏ nghiền
– Cháo trắng
– Đậu phụ hấp nghiền

 

WUHbxFboRUa1YPe0pZP3tg.png
Bữa ăn kiểu Nhật đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Trên đây là gợi ý thực đơn trong 1 tuần cho bé 7,8 tháng tuổi ăn hai bữa một ngày là bữa sáng và bữa chiều. Mẹ có thể thay đổi đa dạng thực đơn cho bé, thay đổi các loại thực phẩm thường xuyên giúp bé làm quen được với nhiều hơn vị, khi ăn cũng không bị ngán.

Tham khảo: Các loại bột ăn dặm tốt nhất cho bé 7 tháng giúp tăng cân

Các nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn

Một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé cần có sự kết hợp giữa các nhóm thực phẩm:

– Tinh bột: Là nguồn năng lượng chính trong bữa ăn gồm gạo tẻ, gạo lứt, khoai lang, khoai tây.

– Chất đạm: Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ bắp và hệ thần kinh. Các thực phẩm như đậu phụ, lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò, cá…

– Chất xơ từ rau củ: Cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ , được chọn theo mùa và chế biến sao cho giữ nguyên hương vị tự nhiên nhất. Cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, súp lơ xanh, rau mồng tơi…

– Trái cây: Táo, chuối, lê, bơ…

Cách chế biến thực phẩm trong ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp hấp, luộc, ninh nhừ

Trong ăn dặm kiểu Nhật các thực phẩm thường được chế biến theo cách hấp, luộc, ninh nhừ. Điều này giúp giữ lại độ mềm của thức ăn, giữ nguyên hương vị tự nhiên và đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé.

Thức ăn được nghiền và rây nhuyễn

Sau khi chế biến các thức ăn thường được nghiền hoặc rây nhuyễn. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, các món cháo, rau củ nghiền đều được rây để đạt độ mịn, giúp bé dễ nuốt.

Tăng dần kết cấu

 Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ giảm độ mịn, chuyển từ nghiền nhuyễn sang cắt nhỏ, xé nhỏ để bé dần học cách nhai và cảm nhận kết cấu của thức ăn.

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7-8 tháng tuổi không quá khó nếu mẹ nắm vững các nguyên tắc cơ bản. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp bé làm quen với đa dạng thực phẩm, phát triển vị giác và thói quen ăn uống lành mạnh. Với các gợi ý trên, mẹ có thể tự tin chăm sóc bé, mang đến cho bé những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé phát triển tốt và khỏe mạnh.

Bài viết liên quan:

>>>Mách mẹ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8-9 tháng tuổi

>>>Mách mẹ top cháo thịt bò ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

>>>Chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng: 7 ngày dinh dưỡng đủ chất