Thực đơn chuẩn cho mẹ bầu theo từng tháng (Phần 1)

0
9369

Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và chi tiết nhất cho mẹ bầu theo từng tháng để thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Biết mình mang thai là lúc niềm hạnh phúc vỡ òa đến với các mẹ và người thân trong gia đình. Ở thời kỳ này các mẹ bầu có rất nhiều điều cần phải chú ý, đặc biệt là thực đơn ăn uống để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé.

Chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện để mẹ bầu mạnh khỏe và theo đó thai nhi cũng sẽ phát triển được toàn diện. Tuy nhiên thì rất nhiều mẹ luôn băn khoăn không biết phải bổ sung thêm những gì, chế độ và liều lượng ra sao là đủ cho cả mẹ và bé. Các mẹ có thể tham khảo bài viết để có cho mình một chế độ ăn uống khoa học hơn nhé!

  1. Dinh dưỡng tháng thứ nhất

Cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên làm mẹ có cảm giác buồn nôn và khó chịu nên ở tháng đầu tiên này cũng chưa cần phải ăn quá nhiều. Các mẹ nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày .

Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa , đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và tối. Không nên uống nước trong bữa ăn, tránh các thực phẩm nhiều chất béo, chiên, cay , ngọt vì những thứ đó có thể khiến tình trạng ốm nghén của mẹ thêm tồi tệ hơn.

Ở tháng đầu tiên bác sĩ cũng khuyên các mẹ nên uống a-xit folic , điều này rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung folic thông qua các thực phẩm như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín như  trứng sống, gỏi… Các mẹ cũng nên hạn chế các đồ ăn vặt có chứa nhiều calo, nghèo chất dinh dưỡng  cho bé có thể gây béo phì cho mẹ.

  1. Dinh dưỡng tháng thứ 2

Lúc này bào thai đang bắt đầu hình thành  các bộ phận cơ thể vì thế mẹ nên đặc biệt chú ý chế độ ăn uống hợp lý, cần bổ sung đường bột, chất đạm , béo trong các loại thực phẩm thịt, cá, rau, đậu nành… ở giai đoạn này mẹ vẫn có hiện tượng ốm nghén, buồn nôn nên vẫn cần chia nhỏ các bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, quan tâm hơn đến chất lượng của bữa ăn. Ngoài ra , cần uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

Tăng cân khi mang thai cũng là điều các mẹ nên lưu ý, trong ba tháng đầu chỉ nên tăng khoảng 1-2 kg, đôi khi cũng chỉ cần tăng từ 0,4- 1,7kg, nhiều mẹ vì ốm nghén còn có thể bị sụt cân.

  1. Dinh dưỡng tháng thứ 3

Nếu như ở hai tháng đầu mẹ thường xuyên bị buồn nôn, mất ngủ rơi vào trạng thái mệt mỏi thì ở tháng thứ 3 sẽ có chuyển biến tốt hơn, cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén được giảm đi trông thấy.

Bắt đầu từ tháng này thực đơn ăn uống các mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Vẫn không thể thiếu là ba bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày . Vào cuối tháng thứ 3, khi tăng từ 0,4-1,7kg sau cột mốc này mỗi tuần mẹ bầu chỉ cần tăng từ 0,5kg.

Từ tháng thứ 3 thì các mẹ nên tạo cho mình thói quen ăn nhiều rau và trái cây, những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất các loại hạt và trái cây sấy khô. Cần phải uống nhiều nước, bổ sung chất lỏng từ trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày . Vẫn phải bổ sung vitamin, khoáng chất theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Các mẹ cũng nên sử dụng muối iot thay cho các loại muối thường để cung cấp chất iot trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ…

  1. Dinh dưỡng tháng thứ 4

Ở tháng thứ 4 bụng mẹ đã bắt đầu lấp ló, đây là lúc mẹ nên chú ý đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng đảm bảo và cân bằng. Đến thời điểm này các chuyên gia thường khuyến cáo về việc ăn thực phẩm bổ sung sắt, bởi sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn tới nhu cầu chất sắt cao.

Các nguồn thực phẩm giàu sắt như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm , để tăng cường hấp thụ sắt thì các mẹ nên bổ sung vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh…trong thực đơn hằng ngày. Nhiều mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu uống sắt  khi mang thai nếu cần thiết. Các mẹ bầu đặc biệt là không được bỏ bữa, ít nhất sau 4h đồng hồ là cần bổ sung thức ăn vào cơ thể. Chú ý tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá…

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm các mẹ có thể tham khảo các loại sữa tăng cường dưỡng chất cho mẹ và bé tại đây! Và cùng chờ đón đọc phần 2 của bài viết để kham thảo thực đơn chuẩn cho các tháng cuối của thai kỳ nhé.

(Còn tiếp…)