Trẻ không chào hỏi mọi người có phải là trẻ hư ?

0
6443

Chào hỏi khi gặp ai đó tưởng chừng là thói quen rất đơn giản dễ thực hiện tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì nếu không được rèn luyện thì trẻ sẽ không cảm thấy đó là điều cần thiết và thực hiện thói quen đó.

Đã có rất nhiều ông bố bà mẹ than phiền rằng, họ đã thử làm rất nhiều cách để bắt con phải chào hỏi khi gặp người lớn, nhưng dù sử dụng từ cách nhẹ nhàng cho tới răn đe, mắng mỏ thì con vẫn không chịu chào hỏi ai khi gặp. Họ rất sợ nếu cứ để tình trạng kéo dài như vậy thì sẽ tạo thành thói quen xấu cho con và biến con sẽ trở thành một đứa trẻ hư?

1A_6 copy

Liệu ” trẻ không chào hỏi mọi người có phải là trẻ hư ? “. Theo các chuyên gia tâm lý thì điều đó chưa thật sự đúng. Vì một đứa trẻ dưới 3 tuổi không chào hỏi người lớn là chuyện hết sức bình thường, không hề ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ khi trưởng thành.

Nguyên nhân có thể khiến trẻ không chào hỏi mọi người. 

Ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ chưa thể hiểu được thế nào là đúng, sai một cách trọn vẹn. Trẻ càng không thể nào hiểu được khái niệm quy tắc ứng xử, xã giao, lễ phép. Vì vậy đừng ép trẻ phải chào hỏi khi trẻ không thích.  Mà cha mẹ cần phải giải thích, hướng dẫn cũng cũng như rèn luyện tạo thói quen cho bé. Trẻ lên 3 cảm xúc rất “sớm nắng chiều mưa”, lúc chào lúc không khi gặp người lớn. Vì vây giai đoạn này, bố mẹ cần quan tâm, chia sẻ để trẻ không rơi vào “khủng hoảng” tuổi lên 3.

Dạy con chào hỏi:  Cha mẹ nên làm gương cho con học theo

1. Cha mẹ luôn có thói quen chào hỏi trẻ

chao-hoi-hang-xom-1

Trẻ lên 3 có xu hướng bắt chước người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên chào hỏi trẻ thì trẻ sẽ nhanh chóng chào lại trong niềm vui thích.

2. Cha mẹ luôn có thói quen chào hỏi nhau

Cách dạy con ngoan ngoãn, lễ phép, cha mẹ hãy nhắc nhở mọi người lớn trong gia đình luôn có thói quen chào hỏi nhau và giao tiếp một cách tôn trọng kính nể. Có như vậy con trẻ sẽ học theo và dần dần sẽ quen với nếp sống đó. Cùng với đó mỗi khi có bạn bè người thân tới nhà chơi, hay gặp ngoài đường bố mẹ có thể chào “Chào cô Thắm ạ”, “Chào ông Hai ạ”, bé nhà bạn sẽ bắt chước ngay lập tức và dần ghi nhớ.

chaohoi2

Hãy nhớ nguyên tắc này và luôn có ý thức sống chan hòa, yêu quý và tôn trọng nhau trước khi dạy con cái mình phải ngoan ngoãn và lễ phép nhé. Đó là điều bạn nên làm bởi nó tốt cho bạn cho mọi người và bạn không cần mất công sức dạy bảo con quá nhiều mà con vẫn lễ phép.

Cha mẹ luôn dùng những từ ngữ đẹp

Dù là cha mẹ hay những người lớn trong gia đình hãy luôn dùng lời ăn tiếng nói “đẹp” với nhau để con luôn có những vốn từ “đẹp”. Cha mẹ có biết rằng con muốn được nói và làm những hành động giống như người lớn? Chính điều buộc cha mẹ cần nói với nhau một cách lễ phép và lịch sự, có như vậy mới có thể rèn con biết lễ phép một cách hiệu quả.

Do trẻ không thích bị la mắng, ép buộc phải làm điều gì. Dùng roi vọt lại càng làm cho bé chống đối. Vì vậy để trẻ bắt đầu một hành vi hay thói quen tốt, cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích hoặc thực hiện trước để con bắt chước theo.

>>> Tham khảo ngay các sản phẩm đang được chọn mua nhiều nhất: