Tổng hợp những lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần nắm được

0
13869

Bước sang tháng thứ 6 là giai đoạn lý tưởng nhất để mẹ cho bé tập ăn dặm. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng chịu hợp tác ngay từ lần đầu, thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bí quyết của các mẹ. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến với mọi người những lưu ý khi cho bé ăn dặm, tham khảo thông tin dưới đây:

=>> Xem thêm: Cách tập cho bé ăn dặm nhàn tênh với phương pháp “3 KHÔNG – 2 CÓ”

>> Sản phẩm liên quan: 

Cho trẻ ăn đúng độ tuổi, thời điểm

Đây là yếu tố đầu tiên quyết định việc ăn dặm có thành công hay không. Nhiều cha mẹ nôn nóng muốn con to béo nhanh như trẻ khác nên cho con ăn bột ngay khi con 3 – 4 tháng tuổi. Nghĩa là chỉ cần con có dấu hiệu háu ăn, hay khóc về đêm vì lo đói, mẹ ít sữa nên ngay lập tức nấu bột cho con ăn.

Việc ăn quá sớm sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa và đau dạ dày. Do đó, cha mẹ hãy bình tĩnh, nên cho con ăn dặm đúng độ tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa có thể thích nghi với thực phẩm thô ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, khi 6 tháng tuổi, trẻ cũng đạt được: Khả năng ngồi và miệng chóp chép thèm đó là những biểu hiện chứng tỏ bé đã sẵn sàng và muốn ăn.

Cho trẻ ăn đúng độ tuổi, thời điểm

>>>Tham khảo bài viết: Ăn dặm là gì? Kiến thức căn bản để bắt đầu hành trình cho con ăn dặm!

Môi trường ăn dặm

Đây là một trong những lưu ý khi cho bé ăn dặm mà nhiều cha mẹ bỏ qua. Ăn rong hay vừa ăn vừa làm trò, vừa ăn vừa xem ipad, điện thoại là thói quen của cha mẹ vì “thà để con ăn được 1 thìa cơm còn hơn bỏ đói”. Điều này có thể chỉ “mua vui” và giúp trẻ thích thú ăn được 1 – 2 lần, nhưng những lần sau đó cha mẹ sẽ đánh vật với trẻ.

Đặc biệt, bố mẹ còn có thói quen cho bé đi ăn rong khắp nơi để tìm địa điểm trẻ vui thích, hứng thú điều này không chỉ khiến bố mẹ rất vất vả, mất thời gian mà còn tại thói quen không tốt cho bé. Do đó, việc tạo môi trường ăn uống lành mạnh, có nguyên tắc ngay từ nhỏ sẽ ghi dấu trong nhận thức của trẻ.

Để khắc phục tình trạng trèo ra khỏi ghế, mẹ có thể giới thiệu 1 – 2 món đồ chơi trẻ thích, nhưng tuyệt nhiên không giới thiệu điện thoại, ipad. Vì để trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử sẽ gây ra rất nhiều các ảnh hưởng xấu tới cơ thể và hành vi của bé.

Ngoài ghế, có thể cho trẻ ăn trong nhà và đi lòng vòng trong nhà, tuyệt đối không cho ra ngoài.

Hầu hết trẻ có thể ngồi ăn ngoan trong ghế nhưng với điều kiện cha mẹ phải kiên trì “rèn” cho trẻ. Nhiều cha mẹ rèn 3 – 4 lần không được liền bỏ cuộc và chiều theo ý trẻ.

Riêng việc ngồi ghế, giai đoạn này trẻ đang hiếu động nên bắt trẻ ngồi ngoan ăn uống là khó. Mẹ hãy dùng các yếu tố kích thích như đồ chơi đơn giản để thu hút trẻ. Sau 1 thời gian trẻ sẽ nhận thức rằng, chỉ khi nào trẻ ngồi vào ghế trẻ mới được ăn.

Môi trường ăn dặmThả lỏng bữa ăn của bé

Nhiều cha mẹ đau đầu mệt mỏi vì con ăn ít, con bỏ ăn. Hãy bình tĩnh nhé, trẻ có thể bỏ ăn 1 vài bữa là bình thường, trẻ ăn ít là bình thường. Miễn là con vẫn khỏe mạnh và vui vẻ. Nguyên nhân trẻ có thể bị mệt, bị nóng nực, mọc răng, sốt và chuyện bỏ ăn, ăn ít là điều hiển nhiên.

Đến khi, lúc trẻ khỏe mạnh mẹ có thể cho ăn bù. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho mẹ khi này là không thúc ép trẻ, quát mắng trẻ vì điều này chỉ gây ám ảnh cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bỏ bú (sau khi bỏ ăn) thì cần gặp chuyên gia ngay. Vì một số trẻ chỉ bỏ ăn chứ không bỏ bú và chỉ bỏ ăn 1 – 2 bữa. Việc bỏ bú có thể là dấu hiệu bệnh lý do đó nên cho trẻ đi khám sức khỏe.

Trong trường hợp trẻ không ăn, ăn ít thì mẹ dừng bữa ăn. Sau đó sẽ chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ. Vì một số trẻ sẽ không chịu ăn no trong một bữa, mẹ cần bổ sung nhiều bữa ăn cho trẻ.

Không quá chú trọng đến cân nặng

Sau 6 tháng trẻ tăng cân chậm hơn 6 tháng đầu. Điều này, nhiều cha mẹ bị ám ảnh cân nặng của trẻ. Đặc biệt khi nhìn những đứa trẻ khác to béo và ăn tốt.

Không quá chú trọng đến cân nặng

Yếu tố loại bỏ cân nặng vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Cân nặng chỉ là một trong những thước đo sự phát triển của trẻ. Còn rất nhiều yếu tố khác đánh giá phát triển tốt hay không như vận động, trí tuệ, kỹ năng…

Cha mẹ nên nhớ, ăn dặm chỉ là tập ăn, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính. Quá trình này sẽ kéo dài tới 2 tuổi, do đó, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian để “rèn” cho con ăn vào nếp.

Không nên lạm dụng việc nêm gia vị cho bé

Hương vị thích hợp nhất cho các bé dưới 1 tuổi chính là vị của sữa mẹ hoặc của rau củ, hoa quả, thịt cá tự nhiên. Do vậy, nếu thường xuyên nêm gia vị vào bột ăn dặm của bé sẽ khiến bé bị rối loạn vị giác, lúc đó có thể bé chỉ thích một loại đồ ăn đó mà không ăn những loại thức ăn khác, dẫn đến tình trạng kén ăn, thậm chí bỏ ăn nếu bé quá nhạy cảm.

Trên đây là chia sẻ về những lưu ý khi cho bé ăn dặm các mẹ cần phải nắm được. Vấn đề quan trọng ở đây đó chính là sự kiên trì, thoải mái của mẹ để có thể rèn luyện và hình thành được thói quen tốt cho bé.