6 sai lầm khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ thường mắc phải

0
2308

Với các bố mẹ trẻ lần đầu có con không phải ai cũng biết cách vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách và đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé mới chào đời. Hãy cùng tìm hiểu 6 sai lầm nghiêm trọng trong cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh để giúp bố mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn!

6 sai lầm khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ thường mắc phải

6 sai lầm khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh các mẹ thường mắc phải có thể kể tới như:

Mẹ để trẻ nằm ngửa 

Khi gặp các vấn đề như ngạt mũi, sổ mũi trẻ thường quấy khóc hơn bình thường, vì vậy thường khó phối hợp với cha mẹ để rửa mũi mà sẽ có những hành động phản kháng. Vì vậy phụ huynh thường để trẻ nằm ngửa để dễ thực hiện và kiểm soát trẻ tốt hơn nhưng điều này là không nên.

Khi đặt trẻ nằm ngửa rửa mũi, nhất là trong tình trạng trẻ gào khóc, phản kháng dễ dẫn đến bị sặc, có khả năng sặc ngược vào phổi. Và khi sặc trẻ thường có phản xạ nuốt xuống theo tự nhiên dễ dẫn đến nước tràn lên tai, nguy cơ viêm tai giữa. Hơn nữa nếu cha mẹ gây đau, sặc khiến trẻ ám ảnh, tạo cảm giác sợ hãi khi rửa mũi, khó để thực hiện lần tiếp theo.

Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị một tấm lót hay khăn lên giường, sau đó để trẻ nằm nghiêng đầu gối trên tấm lót. Và khi tiến hành rửa mũi, cố định đầu trẻ nhẹ nhàng bằng cách đặt tay lên đầu, tránh để trẻ quấy khóc.

ve-sinh-mui-cho-tre-so-sinh-6
Mẹ hãy sử dụng một tấm lót hay khăn lên giường khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Sử dụng bông tăm bông để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có lỗ mũi hẹp, thường hắt hơi để tống các chất nhầy trong khoang mũi ra ngoài. Chính vì vậy, cách tốt nhất là không cho vật gì vào bên trong lỗ mũi của bé kể cả tăm bông. Bởi những vật này có thể làm hỏng lớp lót khoang mũi, là lớp màng nhầy chứa nhiều mạch máu.

ve-sinh-mui-cho-tre-so-sinh-3
Sai lầm khi sử dụng tăm bông để vệ sinh mũi cho trẻ

Hay dùng chung khăn hay bông gòn để vệ sinh 

Bố mẹ thường có thói quen sử dụng 1 chiếc khăn hay 1 miếng bông gòn vệ sinh cả 2 bên mũi cho trẻ. Việc này vô tình dẫn tới việc lây nhiễm chéo vi khuẩn, vi rút từ bên lỗ mũi này sang bên lỗ mũi kia, vô tình làm tăng các triệu chứng nhiễm khuẩn.

Vậy nên, nếu bé bị ngạt mũi, sổ mũi hoặc nhiễm khuẩn trước hết mẹ nhỏ nước muối sinh lý 1-2 giọt vào mũi trẻ. Tiến hành lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, thấm nước muối sinh lý. Lưu ý mỗi bên lỗ mũi dùng một miếng bông vệ sinh riêng.

Mẹ không rửa tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Thông thường, nhiều bậc cha mẹ hay bỏ quên khâu vệ sinh chính đôi tay của mình trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi chăm sóc mũi trẻ. Tuy nhiên, tay mẹ đôi khi chính là cầu nối đưa vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. 

Chính vì vậy, rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn trước khi vệ sinh mũi cho con là điều cần thiết. Bố mẹ mẹ nên tạo dựng thành thói quen để đảm bảo sức khỏe cho con.

Tiến hành hút hoặc rửa mũi quá nhiều lần

Bố mẹ hay thương con, khi thấy trẻ có dấu hiệu khò khè ở mũi, khó thở hoặc có đờm các bà mẹ thường hay áp dụng phương pháp hút mũi, rửa mũi liên tục để con dễ chịu hơn. Nhưng đây lại là sai lầm mà mọi người thường mắc. Khi tiến hành hút mũi quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, dẫn đến chứng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra khi rửa mũi quá nhiều lần sẽ làm mất lớp chất nhầy đó mũi sẽ bị khô. Dần dần mũi bị nhiễm khuẩn, niêm mạc mũi bị tổn thương nên sẽ dễ bị viêm hơn.

Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ 1-2 giọt. Mẹ dùng bấc sâu kèn (bằng bông tiệt trùng quấn hình sâu kèn) đưa vào mũi trẻ thấm hút hết dịch mũi ra, giúp trẻ bớt khó chịu.

>>> Tham khảo TOP các ẩn phẩm nước muối sinh lý bán chạy tại KidsPlaza:

Sử dụng nước muối tự pha

Nhiều ba mẹ thường có thói quen tự pha nước muối để rửa mũi cho trẻ mà không dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi khác. Tuy nhiên, việc pha nước muối thật mặn vì cho rằng nước muối mặn sẽ làm sạch mũi, diệt vi khuẩn tốt hơn là sai lầm nghiêm trọng.

Bởi khi tự pha nước muối, mẹ khó đảm bảo được nồng độ chính xác. Trường hợp pha quá mặn, nồng độ quá mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. 

Thay vào đó, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để an toàn cho trẻ. Gợi ý cho mẹ nước muối Fysoline đang được nhiều người tin dùng khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Vậy nước muối Fysoline có mấy loại

Hiện nay nước muối Fysoline cho trẻ sơ sinh được chia thành 2 dòng sản phẩm chính là nước muối sinh lý kháng viêm và nước muối sinh lý. Sản phẩm hiện được bán tại các cửa hàng trên toàn quốc của KidsPlaza. Bên cạnh đó, để sử dụng Fysoline nhỏ mũi đem lại hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo cách sử dụng nước muối Fysoline tại đây.

ve-sinh-mui-cho-tre-so-sinh-1
Sử dụng nước muối sinh lý Fysoline để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Với 6 sai lầm nghiêm trọng thường gặp của ba mẹ trong cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên lưu ý để tránh mắc phải, hãy vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất!

Đọc thêm:

>>> Nguyên nhân và cách điều trị nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh

>>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng