Dưỡng chất thiết yếu cần cho giai đoạn mang thai

0
136

Các dưỡng chất mà bạn cung cấp cho trẻ từ trước khi chào đời có thể tạo cho trẻ một khởi đầu mạnh mẽ để phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, những thiếu hụt về dinh dưỡng có thể tổn hại đến sức khỏe của bạn và ảnh hưởng đến năng lực tiềm tàng của trẻ. May mắn thay, chỉ cần tinh chỉnh một cách đơn giản trong chế độ ăn uống, cùng với việc bổ sung trước khi sinh (theo chỉ định của bác sĩ), bạn có thể đạt được mục tiêu về dinh dưỡng. Sau đây là 8 chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn trước khi sinh mà bạn thường thiếu hụt, hãy chú ý bổ sung đúng liều lượng:

  1. Cancium

Tác dụng: Xương của trẻ phát triển và trở nên cứng cáp trong suốt thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba của mẹ (tức 3 tháng cuối thai kỳ). Quá trình này được hỗ trợ bởi canxi. Canxi cũng có tác dụng đối với sự co bóp của cơ bắp, đông máu, dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp răng chắc khỏe.
Liều lượng: Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000 – 1.300 mcg/ngày.
Nguồn bổ sung: Sữa, phô mai, sữa chua, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, đậu, đậu phụ, sữa đậu nành, nước cam được bổ sung canxi, cá mòi đóng hộp và cá hồi đóng hộp (còn nguyên xương).

2. Axít Folic

Tác dụng: Xương của trẻ phát triển và trở nên cứng cáp trong suốt thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba của mẹ (tức 3 tháng cuối thai kỳ). Quá trình này được hỗ trợ bởi canxi. Canxi cũng có tác dụng đối với sự co bóp của cơ bắp, đông máu, dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp răng chắc khỏe.
Liều lượng: Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai và nuôi con nên dùng ít nhất 600 mcg/ngày.
Nguồn bổ sung: Gan, hạt, rau lá màu xanh đậm (bina, cải xoăn, bông cải xanh, măng tây), nước cam, bột yến mạch, bột ngũ cốc có bổ sung a-xít folic, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu và mầm lúa mạch.

3. Chất sắt

Tác dụng: Đây là một thành phần thiết yếu của hemoglobin – dạng protein vận chuyển ô-xy trong máu. Chất sắt cần thiết cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu, giúp đẩy lùi bệnh thiếu máu. Ngoài ra, chất sắt còn đánh tan cảm giác mệt mỏi và hỗ trợ cho hệ miễn dịch, cũng như sự phát triển của hệ thần kinh và tâm thần vận động ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Liều lượng: Trong suốt tam cá nguyệt thứ hai, nhu cầu chất sắt của bạn tăng gần 50% vì lượng máu tăng đột ngột để cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng tăng nhanh của trẻ. Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung 27mg/ngày và ít nhất 9mg/ngày khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguồn bổ sung: Trứng, cá, thịt, thịt gia cầm, gan, ngũ cốc nguyên hạt và cao sản, đậu, rau lá màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn).

4. A-xít béo omega-3

Tác dụng: Hợp chất này có tác dụng điều hòa nhiều quá trình diễn ra trong cơ thể, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Các a-xít béo omega-3 hỗ trợ sự phát triển não bộ và mắt của trẻ.
Liều lượng: Phụ nữ có thai và cho con bú nên dùng 1,3 – 1,4g/ngày.
Nguồn bổ sung: Một số loại hải sản (cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích), trứng, đậu, các loại hạt.

5. Kali

Tác dụng: Kali là khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, góp phần trong nhiều chức năng: điều tiết hoạt động của cơ bắp, duy trì huyết áp ở mức bình thường và sự cân bằng chất lưu trong cơ thể, truyền các xung lực thần kinh, duy trì nhịp tim và tổng hợp protein.
Liều lượng: Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai dùng 4,7g/ngày và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ dùng 5,1g/ngày (Lưu ý rằng nếu bạn thường xuyên bị nôn do nghén, lượng kali dự trữ sẽ bị thải hết ngoài).
Nguồn bổ sung: Hoa quả nhiều màu sắc, ăn sống (quả bí, chuối, dưa, cây họ cam chanh, quả xuân đào), nước ép cam và cà chua, hoa quả và các loại đậu sấy khô, khoai tây, hạt hướng dương, các loại hạt, bánh cookie có vị gừng…

6. Vitamin C

Tác dụng: Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch, đóng vai trò như một chất chống ô-xy hóa và giúp bảo vệ các tế bào (bao gồm cả tế bào não) khỏi bị hủy hoại. Vitamin C thúc đẩy sự phát triển của tế bào, làm lành vết thương và giúp cơ thể hấp thu chất sắt. Nó cũng giúp sản sinh collagen – vốn rất cần thiết cho da, nướu, mạch máu và mô cơ bắp của trẻ. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ bạn trong quá trình phục hồi sau sinh nhờ phục hồi các mô và giúp hấp thu chất sắt.
Liều lượng: RDA khuyên phụ nữ mang thai bổ sung 80 – 85mg/ngày. Phụ nữ nuôi con nhỏ cần 115 – 120mg/ngày.
Nguồn bổ sung: Trái cây và rau cải nhiều màu (ớt chuông xanh và đỏ, cà chua, rau lá xanh, bông cải xanh, cải Brussel, dâu tây, kiwi, ổi, trái cây họ cam, dưa đỏ).

7. Vitamin E

Tác dụng: Vitamin E giúp mắt phát triển khỏe mạnh và bảo vệ trẻ khỏi các gốc tự do làm hủy hoạt tế bào. Ngoài ra, chất này còn giúp bạn phục hồi sau khi sinh.
Liều lượng: Liều lượng tiêu thụ khuyên dùng hàng ngày (RDA – Recommended Daily Allowance) cho phụ nữ mang thai là 15mg/ngày. Với các bà mẹ nuôi con nhỏ, hãy dùng 19mg/ngày.
Nguồn bổ sung: Sốt mayonnaise, các loại hạt, đậu phộng và bơ đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, táo, cà-rốt, cần tây, rau bina và dầu chiết xuất từ đậu nành, bắp, hạt cải, hạt bông, hạt hướng dương, mầm lúa mạch.

8. Kẽm

Tác dụng: Đây là thành phần thiết yếu của hơn 100 loại enzyme liên quan đến hệ tiêu hóa, chuyển hóa, tái sản xuất và chữa lành vết thương. Kẽm rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đặc biệt là não bộ. Kẽm giúp kiểm soát sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng, sự tổng hợp protein và thúc đẩy sự tái sản sinh tế bào cũng như sự phục hồi, tăng trưởng của các mô. Kẽm còn giúp giảm nguy cơ sinh non và chứng tăng huyết áp do sinh thúc.
Liều lượng: Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên dùng 11mg/ngày và người cho con bú dùng 12mg/ngày.
Nguồn bổ sung: Ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mạch, trứng, cá, thịt, gan, thịt gia cầm, bỏng ngô (bắp rang).