Kinh nghiệm nuôi con: Bé khóc đêm nhiều phải làm sao?

0
1945

Bé khóc đêm là vấn đề không ít mẹ gặp phải khi nuôi con nhỏ. Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng rất hay khóc đêm, chơi về đêm. Vậy “bé khóc đêm nhiều phải làm sao”, có mẹo nào để khắc phục được tình trạng này hiệu quả không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay khóc đêm 

Từ 0 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ hay khóc đêm nhất hay dân gian còn gọi là khóc dạ đề, khóc dã tràng.

Trẻ hay khóc về đêm trong khoảng thời gian này được xem là một biểu hiện bình thường khi bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, thức vào ban đêm để chơi. Khi thấy con có các biểu hiện như trăn trở khó ngủ, giật mình, nôn trớ, mẹ hãy bình tĩnh vỗ về bé để con có thể tiếp tục đi vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó trẻ nhỏ cũng hay bị giật mình không rõ nguyên nhân. Những lúc như vậy bé sẽ quấy khóc một lúc, chính vì vậy trước khi đi ngủ mẹ nên chuẩn bị gối chặn đầy đủ cho con để khắc phục được tật giật mình ở bé.

Bé khóc đêm nhiều có bị làm sao không?

Đối với các bé nhiều tháng tuổi hơn (4 tháng tuổi trở lên), bé khóc vào đêm cũng có thể do bé đang bị đói, lượng sữa ban ngày không đủ để bổ sung năng lượng cho con. Trẻ em có nhiều cử ăn trong ngày nhưng thói quen ăn vào ban đêm cũng không tốt cho sức khỏe của bé lại còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trẻ khóc đêm được xem là bình thường khi đêm nào bé cũng khóc trong một khung giờ nhất định, sau đó bé tự nín hoặc ti sữa là sẽ hết. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá chủ quan khi bé khóc quá to hoặc trong thời gian lâu hơn. Tình trạng bé khóc dạ đề sẽ tự hết khi bé qua tháng thứ 3, lúc này nhu cầu ăn đêm của bé ít hơn, thời gian ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày.

Các trường hợp bất thường khi trẻ khóc đêm

Ngoài các trường hợp mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, khi thấy trẻ khóc đêm, mẹ cũng nên lưu ý đến một số nguyên nhân khác như sức khỏe, tinh thần của bé…

Yếu tố sức khỏe

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, rất dễ bị ốm sốt bất thường do tác động của nhiệt độ, khí hậu môi trường. Giữa đêm nếu bé bị sốt cũng là nguyên nhân làm cho bé quấy khóc, trong nhà nên chuẩn bị nhiệt kế để có thể có thể kiểm tra thân nhiệt của bé bất cứ lúc nào, đặc biệt là những lúc như thế này nhé.

Các yếu tố sức khỏe làm bé khóc đêm.

Ngoài ra trẻ nhỏ hay bị mắc các bệnh về tiêu hóa mà mẹ không thể phát hiện ra. Khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,…là những vấn đề thường xảy ra với các bé. Các loại thực phẩm từ sữa, trứng, các loại ngũ cốc,…nếu nấu hoặc pha không đúng cách sẽ làm cho bé trở bụng về đêm.

Giải pháp cho trường hợp này đó là mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn hoặc thay đổi sữa công thức bé đang sử dụng. Mẹ có thể tham khảo dòng sữa Blackmores Úc, chất sữa mát, ngọt dịu như sữa mẹ, dễ pha, bé lại dễ uống. Trong sữa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ, giúp bé ngủ ngon, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hạn chế mắc các bệnh về tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đau bụng).

Ngoài ra một số trường hợp như trẻ mọc răng, da bị dị ứng thời tiết, côn trùng đốt cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng khóc về đêm. Chúng ta cần chú ý đến tã, quần áo bé đang mặc có vấn đề gì không, bỉm có quá đầy hay làm bé bị rát da không?

Yếu tố tinh thần

Có nhiều bé khi tiếp xúc với người lạ, ra ngoài chơi dễ bị mắc gió, cảm lạnh hoặc tác động nào đó làm bé sợ hãi, hoảng loạn về tinh thần,…đây cũng là những nguyên nhân làm bé mất ngủ vào ban đêm và quấy khóc.

Giải pháp trong trường hợp này là mẹ nên vỗ về bé. Hoặc hãy để đầu giường củ tỏi, vòng dâu tằm để tránh tà khí, hơi lạnh cho bé trong lúc ngủ.

Trẻ hay khóc đêm là vấn đề không hiếm gặp và cũng không có gì đáng lo ngại quá. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn và có những cách xử lý đơn giản, hiệu quả khi bé khóc đêm nhé!

Xem thêm:

>>> Bí quyết rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm thức ngày, hễ áp dụng là thành công 

>>> Chăm sóc trẻ sơ sinh: 55 câu hỏi vì sao và giải đáp của chuyên gia