Phòng tránh cúm cho mẹ bầu

0
476

Đối với người thường, cảm cúm gây khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống. Còn đối với mẹ bầu, cảm cúm có thể diễn biến nặng hơn và gây ra các biến chứng như: viêm phổi và có nguy cơ sinh non.

Cúm ở phụ nữ mang thai gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi | VOV.VN

Những biện pháp phòng ngừa cúm

Tiêm phòng cúm

Thông thường mùa cúm bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến hết tháng 5. Vậy nên tháng 10 hoặc tháng 11 là thời điểm tốt để bạn tiêm phòng cúm.  Mũi vắc xin này sẽ bảo vệ được cả bạn và bé trong 6 tháng khi bạn sinh em bé. Điều này rất quan trọng bởi mũi tiêm ngừa cúm không an toàn cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cúm

Virus cảm cúm co thể lây khi bạn đứng gần ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc khi tiếp xúc gần, nói chuyện. Ngoài ra, nó còn lây khi bạn dùng chung dồ dùng với người mắc cúm; sau đó bạn chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

Vì bệnh cúm lây rất dễ nên việc bạn tránh xa, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây là rất quan trọng. Để tránh mắc cúm khi mang thai, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay chứa chất cồn và hạn chế chạm vào mũi, mắt, miệng.

Phương pháp trị cảm cúm khi mang thai hiệu quả ngay

Không chỉ vậy, bạn nên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây. Và đặc biệt là nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

>>> Tham khảo các sản phẩm nước rửa tay và vệ sinh mũi tốt cho sức khỏe:

Ngăn ngừa cảm cúm bằng cách nào khi mang thai?

Trong thai kỳ, để ngăn ngừa cảm cúm bạn nên:

  • Tiêm vắc xin phòng cúm
  • Hạn chế đến những nơi đông người trong mùa dịch cúm như: rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, …
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên
  • Không tiếp xúc với người bị cảm cúm
  • Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng
  • Xây dựng chế độ tập luyện để cơ thể luôn khỏe mạnh: đi bộ, tập yoga, …Điều đặc biệt quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu thường bỏ qua

>>> Có thể bạn quan tâm: Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho mẹ bầu

Nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau của bệnh cảm cúm trở nặng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị:

  • Khó thở
  • Các triệu chứng cảm cúm không được cải thiện sau 3-4 ngày
  • Xuất hiện một số dấu hiệu: nôn, đau bụng, đau ngực, ớn lạnh hoặc ho kèm theo chất nhầy đặc có màu vàng xanh

Bệnh cúm là một loại bênh lành tính. Tuy nhiên tùy vào từng người mà có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề và nguy hiểm. Đặc biệt thai phụ có bệnh lý mãn tính về hô hấp và tim mạch thì phải đặc biệt chú ý. Vì thế mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Trị cảm cúm cho bà bầu cực hiệu quả không cần thuốc

>>> Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 1 và mang thai lần 2 có gì khác ?