Tiểu đường thai kì và những điều cần lưu ý cho mẹ bầu!!!

0
1460

Tiểu đường thai kỳ là 1 bệnh phổ biến và rất nguy hiểm cho bà bầu. Theo thống kê cứ 7 bà bầu thì có 1 bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và có thể dẫn đến tử vong ngay sau sinh. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý những điều gì?

Tiểu đường thai kì là gì?

Là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: 

Rất hiếm khi tiểu đường thai kỳ có các triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng, bao gồm:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Khát nước liên tục
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không?

Những điều lưu ý cho mẹ khi mắc tiểu đường thai kỳ:

Điều mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý là thả lỏng tinh thần, giữ cho cơ thể duy trì trong trạng thái vui vẻ nhất và để ý tới lượng calo trong khẩu phần ăn của mình.

Tuyệt đối không được dễ dãi trong lối sống, lười nhác trong vận động và nuông chiều vị giác dễ dẫn tới tình trạng mắc sai lầm trong ăn uống.

  • Lên kế hoạch ăn uống: Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp mẹ lên kế hoạch cho bữa ăn đáp ứng nhu cầu calo của bạn và kiểm soát lượng đường trong máu. Việc dùng insulin để giảm lượng đường cũng sẽ không ảnh hưởng đến em bé.
  • Tập thể dục: Các nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập vừa phải giúp cải thiện khả năng của mẹ để xử lý glucose, giữ lượng đường trong máu trong kiểm soát. Các hoạt động như aerobic, đi bộ hay bơi lội mỗi ngày sẽ rất có lợi cho bạn.
  • Điều trị bằng thuốc: Khoảng 15% mẹ bầu có bệnh tiểu đường thai kỳ cần thuốc. Hầu hết các bệnh nhân bắt đầu với thuốc uống thay vì tiêm.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

>>> Sữa cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn loại nào tốt?

>>> Điểm danh các loại hạt bà bầu không nên ăn trong thai kỳ