Tắc tia sữa ám ảnh của mẹ bỉm sữa

0
1100

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ tắc khiến sữa thông thể thoát ra ngoài đầu vú được. Trong khi đó mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa, khiến cho bầu vú căng lên, tình trạng bị tắc sữa lại càng nghiêm trọng. Tắc sữa có thể xảy ra ở một bên ngực (tắc sữa một bên hay tắc tia sữa cục bộ) hoặc cả hai bên ngực. 

Viêm vú sau sinh

Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh:

Tắc tia sữa sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến như:

Mới sinh: Sau khi sinh, sữa đã được sản xuất nhiều trong bầu ngực nhưng lại chưa thể chảy ra ngoài cho bé bú dẫn đến ứ đọng khiến bầu ngực căng cứng và gây tắc tia sữa. Mẹ có thể bị sốt nhẹ trong trường hợp này.

Mẹ nhiều sữa: Nhiều sản phụ có nhiều sữa nhưng bé lại không bú hết dẫn đến sữa dư thừa tồn đọng trong bầu ngực, gây tắc nghẽn. Với trường hợp này, mẹ nên hút sữa ra ngoài thay vì chỉ cho bé bú trực tiếp.

Bé bú không đúng khớp: Nhiều trường hợp bé vẫn ngậm vú và mút nhưng nếu bé ngậm không đúng khớp thì con sẽ không bú được hết lượng sữa mẹ sản xuất ra. Sữa dư thừa sẽ tồn đọng lại và gây tắc tia sữa.

Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu mẹ không cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên, thường là trên 5 tiếng sẽ khiến sữa bị tồn đọng, gây bít tắc ống dẫn sữa.

Ngực chịu áp lực: Nếu sau sinh mẹ mặc áo ngực quá chặt, quá bó có thể khiến tia sữa bị chèn ép và gây tắc. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể gây nên tình trạng này.

Ít hút sữa: Bé bú mẹ trực tiếp có thể không bú được hết lượng sữa mà mẹ sản xuất ra. Nếu bạn không hút sữa hoặc hút chưa hết sữa cũng có thể gây tắc tia sữa do lượng sữa dư thừa ứ đọng lâu trong bầu ngực.

Căng thẳng, stress: Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ cũng như làm tăng nguy cơ bị tắc tia sữa, mất sữa nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, stress. Tình trạng này khá thường gặp khi em bé chào đời cuộc sống của mẹ bị đảo lộn nhiều, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

Các phương pháp điều trị tắc tia sữa:

Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên mà đa số các mẹ thường làm là tạm dừng cho con bú để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, điều này lại sai hoàn toàn. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả là hãy duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy hút sữa nhằm thông tia sữa bị tắc.

Phương pháp điều trị tắc tia sữa:

Chườm ấm:

  • Giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra.
  • Không chườm quá nóng sẽ gây bỏng rát da
  • Một số cách chườm ấm:
  • Cho nước nóng vào 1 bình, quấn xung quanh bằng 1 cái khăn lông mỏng vừa phải, áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa, tránh bỏng, bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia.
  • Dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên
  • Tắm bồn bằng nước ấm: ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.

Massage:

  • Massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú.
  • Dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại về quầng vú .
  • Thời điểm massage: Trước khi cho bú/hút, trong khi cho bú/hút, sau khi cho bú/hút. 

Làm trống bầu vú.

Thay đổi nhiều tư thế cho con bú:

Mỗi tư thế bú của bé sẽ tác động lực hút mạnh nhất trên những tia sữa khác nhau. Vì vậy với các bé bú mẹ trực tiếp, các mẹ có thể thay đổi nhiều tư thế bú. Một số mẹ chỉ cần thay đổi tư thế bú thôi là có thể làm thông tia sữa.

  • Tư thế bé, ngậm bắt vú đúng

Bú bên vú tắc trước.

Bú thường xuyên: mỗi 2 giờ

Bú bên đau trước.

  • Vắt sữa bằng tay

Dùng tay massage bầu sữa bị tắc thì những túi sữa vón cục ở bên trong sẽ dần tan ra và vắt nhẹ sữa sẽ chảy ra được. Phương pháp này sẽ rất hiệu quả với các trường hợp bị tắc tia sữa ở mức độ nhẹ.

  • Dùng máy hút sữa:

Sau khi cho con bú xong mẹ sẽ dùng máy hút sữa thêm

Nếu mẹ không cho bé bú trực tiếp thì sẽ tiến hành hút sữa

Khi dùng máy hút sữa để hút, tốt nhất dùng máy hút sữa điện, lực hút mạnh.

Hỗ trợ điều trị:

  • Thuốc giảm đau
  • Nghỉ ngơi
  • Ăn uống: uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy Hút Sữa Spectra Kích Sữa Tốt Không?

Ngoài ra còn có một số phương pháp vật lý điều trị tắc tia sữa bao gồm:

  • Sóng siêu âm đa tần số kết hợp với chiếu tia hồng ngoại
  • Sử dụng dòng điện xung

Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, có nhiều ưu điểm như:

  • Nhanh chóng làm tan các cục cứng gây ra do tuyến sữa bị tắc, sữa đông kết và vón cục
  • Không gây tổn thương các tuyến sữa và hệ thống ống dẫn sữa bình thường khác.

Nguồn tham khảo thông tin chính thức của bệnh viện Vinmec.

Tham khảo TOP những dòng máy hút sữa đang bán chạy nhất tại Kidsplaza:

Xem thêm:

>>> 10 mẹo chữa tắc tia sữa cực kỳ HIỆU NGHIỆM cho mẹ

>>> [MÁCH MẸ] cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng cực kỳ hiệu quả