Tuyệt chiêu hướng dẫn các mẹ cách thở, rặn khi chuyển dạ để sinh thường cực đơn giản

0
4928

Từ trước đến nay mỗi khi nhắc tới việc “ Vượt cạn ” mọi người thường nói : Không có gì đau bằng đau đẻ. Điều này đúng là rất chính xác và thường gây tâm lý sợ hãi cho tất cả các mẹ. Nhưng nếu các mẹ nắm vững các quy tắc rặn, thở thì sẽ rút ngắn được thời gian đau đớn, sinh con dễ dàng và an toàn cho cả mẹ và con.

Không chỉ với những mẹ lần đầu thực hiện thiên chức của mình mà cả các mẹ lần thứ hai hay ba thì đến thời điểm vẫn thường rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ. Vì thế mà các mẹ cần phải hiểu rõ và nắm vững các điều sau.

  1. Hiểu đúng nguyên lý của cơn đau và thời điểm nào cần rặn

Có nhiều trường hợp các mẹ vẫn chưa cắt nghĩa và phân biệt được từng cơn đau.

Thông thường cơn co tử cung sẽ xuất hiện khi thời gian chuyển dạ đến. Cơn có đó chỉ xuất hiện 10-15 giây mỗi lần và tần số xuất hiện ban đầu là 10 phút/ lần.Sau đó mỗi lúc cơn co sẽ kéo dài lên 15- 20 giây, 30-40 giây…cơn co càng kéo dài thì chứng tỏ thời gian rặn sinh càng đến nhanh.Và kéo theo đó là thời gian từng cơn đau sẽ giảm xuống 3-4 phút / lần.

Càng về sau thì sản phụ sẽ càng có cảm giác muốn rặn . Nếu các mẹ không biết cách rặn, hoặc rặn không đúng thời điểm quá sớm hay quá trễ đều nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Ngay cả những trường hợp đã gây tê, làm các biện pháp giảm đau thì sản phụ vẫn cần phải học cách rặn, thở để cuộc chuyển dạ có thể diễn ra suôn sẻ.Và lúc này điều cần nhất là các mẹ cần phải nghe rõ sự hướng dẫn và giúp đỡ của các bác sĩ.

  1. Hướng dẫn chi tiết cách thở khi đau đẻ

Cách tốt nhất để kiềm chế và giảm các cơn đau là cần phải biết cách thở đúng.

Khi cơn đau bắt đầu xuất hiện thì thai phụ cần phải chú ý vào việc thở. Hơi thở phải đảm bảo nhanh và dứt khoát, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Mỗi khi cơn đau càng nhanh thì càng thở mạnh hơn, nông hơn , tần xuất nhịp thở cũng tăng dần và kéo dài.

Cơn đau xuất hiện đau hơn thì thở mạnh hơn, thở tạo ra tiếng gần như rít nhỏ. Khi cơn đau giảm thì cũng cần thở chậm lại, sâu hơn và nhịp thở giảm dần

Thai phụ có thể thở sâu hơn, nhẹ nhàng hơn để lấy lại năng lượng đã mất ở giữa mỗi cơn đau, bởi thở nhanh sẽ mệt hơn rất nhiều so với thở nông. Việc giữ và lấy lại năng lượng rất quan trọng và là cơ sở để chịu tác động từ những lần đau tiếp theo.

  1. Cách rặn khi đau đẻ.

Em bé sẽ được đẩy ra ngoài tử cung nhanh hơn nếu các mẹ biết rặn đúng cách.Ngược lại nếu rặn sai sẽ khiến giai đoạn xổ thai kéo dài, mất sức, tình trạng xấu em bé có thể còn bị ngạt khi chưa kịp sinh ra.

Khi cảm thấy có cơn đau tử cung, bụng gò cứng lúc này mẹ nên hít một hơi thật sâu, sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay cần bám chặt vào hai thành của bàn sinh, chân đạp mạnh . Dồn một hơi thật mạnh để đẩy hơi xuống bụng giúp đẩy thai nhi ra ngoài

Hít một hơi thật sâu khi thấy mệt và rặn tiếp cho đến khi hết cảm thấy đau bụng. Vẫn đảm bảo nghe theo đúng tiếng hô rặn của bác sĩ để tránh mất sức.

Các mẹ cần phải chú ý tuyệt đối không được la hét trong quá trình rặn sẽ làm mất sức, chỉ nên tập trung vào việc thở và rặn. Thời điểm giữa 2 cơn cơ tử cung, hết đau thì cần thở sâu, dưỡng sức để rặn các lần sau

Đối với người sinh thường thì cuộc rặn thường sẽ kéo dài từ 30- 40 phút và chia thành nhiều đợt mới xổ thai được.Ở người con rạ thì sẽ nhanh hơn chỉ từ 20- 30 phút.

Có một điều mà ít mẹ biết được rằng khi bước vào hành trình vượt cạn không chỉ các mẹ vất vả, phải cố gắng mà thực tế khi đó các bé cũng phải uốn lượn, tìm cách để xoay chuyển rất nhiều. Giữa mẹ và con luôn có một sợi dây vô hình rất thiêng liêng và kỳ diệu như một sự gắn kết tuyệt vời. Để rút ngắn cơn đau, để cuộc vượt cạn diễn ra suôn sẻ thì mẹ hãy giữ tinh thần lạc quan, hãy nghĩ về bé, luôn cố gắng tất cả vì con đó như là cách để mẹ đang hợp tác với bé để đem lại sự an toàn cho cả hai mẹ con và xoa dịu cơn đau đó.

Chúc các mẹ sẽ luôn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông !