Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 4 tiếp

0
636

Tiếp phần 4 Dạy con thông minh từ nhỏ theo phương pháp của người Nhật

– 11-12 tháng: Bé đã bắt đầu lẫm chẫm bước đi

Để kích thích thị giác của trẻ, hãy cho trẻ xem nhiều truyện tranh ehon, cho trẻ xem ảnh các con vật, xem bảng chữ cái và dậy cho trẻ biết từng chữ một, cho trẻ ra ngoài đi dạo hàng ngày để trẻ tiếp xúc với những con vật, những gì mà trẻ có hứng thú.

 Thính giác của trẻ lúc này phát triển rất tốt, mẹ có thể dạy cho trẻ biết đâu là mắt, mũi, tai, miệng, chân tay và các bộ phận trên cơ thể nằm ở đâu. Bé bắt đầu hiểu được các ngôn ngữ như: “ Không được”, “đưa cho mẹ cái hộp”. Giai đoạn này trẻ bắt đầu tập nói theo mẹ, bố, ông bà,…bất cứ ai dạy trẻ. Mẹ có thể bắt chước các tiếng kêu của động vật khác nhau, cho bé cầm nắm các đồ vật với hình dáng, kích thước và vật liệu khác nhau để bé thấy sự khác biệt. Cho bé nghe nhạc và các bài hát thiếu nhi hàng ngày.

Cho trẻ nhặt các món đồ từ to đến nhỏ để trẻ nhặt các món đồ bằng cả bàn tay. Bằng 3 hoặc 4 ngón tay dần dần đến hai ngón là ngón cái và ngón trỏ

Nhân cách: Dạy trẻ biết yêu thương mọi người, không được dạy trẻ hay cổ vũ những hành động như tát vào mặt bố mẹ, ông bà. Dạy trẻ biết yêu thương động vật, đối xử với đồ chơi như gấu bông hay búp bê bằng các động tác như ru em ngủ, chơi với gấu bông như một người bạn. Chơi những đồ chơi giấu đồ vật và yêu cầu trẻ tìm. Ra lệnh cho trẻ nhặt đồ chơi theo yêu cầu của người lớn.

Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động như tập đi, tập leo cầu thang, tập leo lên cao, chơi trò ném bóng và thả đồ vật

Giai đoạn này rất quan trọng để dạy trẻ tập nói và nhận biết chữ viết. Hãy tập cho trẻ nói lại những lời mẹ dạy. Kết hợp với dạy từng chữ cái cho mẹ, đố trẻ tìm được chữ cái mà mẹ đã từng dạy, hãy kiên trì với con mỗi ngày một chút.

 Thời điểm bé tròn một tuổi đến một tuổi rưỡi hãy cho trẻ khám phá và làm những việc mà trẻ thích vì đến tầm tuổi này trẻ làm mọi việc đều có mục đích hay ý nghĩ chứ không đơn giản là những hành động vô thức như thời kỳ trẻ dưới 1 tuổi.

– Thời điểm thử nghiệm từ 1 tuổi-1 tuổi 8 tháng: cho trẻ làm bất cứ điều gì, dạy trẻ học bất cứ điều gì. Mỗi hành động của trẻ không còn vô thức như hồi dưới 1 tuổi mà đều có mục đích hay bao hàm suy nghĩ của trẻ, từ việc trẻ cầm đồ đạc để ném cũng mang ý nghĩa nhất định rằng đó là cách trẻ khám phá thế giới. Lúc này cha mẹ không được ngăn cấm “không được ném”… mà hãy để trẻ tự khám phá thế giới thông qua mỗi hành động của mình.

Khi chọn đồ chơi cho trẻ không phải cứ cái nào đắt nhất tốt nhất, xịn nhất là mua cho con, bố mẹ nên chọn đồ chơi có mục đích ví dụ như: đồ chơi kích thích trí tò mò của trẻ không? Trẻ sẽ học hỏi thêm được điều gì khi chơi đồ chơi đó? Vừa học vừa chơi, mẹ hãy là người bạn của trẻ nhỏ, tham gia vào các hoạt động, trò chơi cùng trẻ để vừa chơi vừa dạy cho trẻ, giúp trẻ nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh.dạy trẻ làm các yêu cầu của mẹ như: con cầm đưa cho mẹ cái này, lấy cho mẹ cái kia, cất cái này vào hộp. dạy trẻ biết cảm ơn, nếu trẻ chưa nói được thì dạy trẻ biết khoanh tay, biết ạ khi được cho cái gì đó.

Dạy cho trẻ tập nói rất quan trọng, để sớm hình thành nên ngôn ngữ của trẻ hãy cho trẻ tập nói mỗi khi có có hội như khi tắm, đi dạo công viên. Bước vào thời kì này tư duy,trí não trẻ phát triển rất nhanh nên việc bổ sung thêm vốn từ vựng cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết.

Hạn chế cho trẻ xem tivi hay các máy DVD khi dạy nói cho trẻ mà bạn nên trực tiếp dạy cho trẻ sẽ tốt hơn, vì tiếng nói của con người có sự chủ động không như tiếng nói của đài hay tiếng máy móc.

Trong quá trình dạy trẻ tập nói và tập nhận biết mặt chữ, không nên dạy trẻ quá lâu nếu trẻ cảm thấy chán, nên chia ra làm nhiều lần trong ngày để dạy trẻ, tránh nhồi nhét trẻ trong cùng một lúc làm cho trẻ cảm thấy không hứng thú và khó tiếp thu.

Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 1

Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 2

Dạy con trở nên thông minh từ nhỏ theo phương pháp Người Nhật Phần 3