Mấy tháng tuổi thì trẻ nên ăn dặm và ăn lượng bao nhiêu?

0
5346

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Hãy cùng KidsPlaza tìm hiểu về ăn dặm trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1. Thế nào là ăn dặm?

Ngoài sữa mẹ, ba mẹ bổ sung cho bé thêm các thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng khác thì gọi là ăn dặm. Thức ăn dặm của bé thường là rau củ, thịt, cá, sữa, trứng, … Tùy thuộc vào tháng tuổi mà ba mẹ xác định lượng thức ăn dặm và số lượng bữa ăn trong ngày của bé (có thể là 1, 2 hoặc 3 bữa).

Những phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

2. Mấy tháng tuổi trẻ nên ăn dặm?

Khi bé bước sang tháng thứ 6, ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ quả nghiền chỉ 1 bữa/ngày. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.

Bắt đầu từ tháng thứ 7, bé đã có thể chuyển sang chế độ ăn dặm 2-3 bữa/ngày. Và đồ ăn dặm của bé được mở rộng hơn thành rau củ, trái cây, trứng, thịt, sữa, cá, … Ba mẹ cũng thể lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé. Một số phương pháp ăn dặm mà KidsPlaza gợi ý cho ba mẹ: truyền thống, tự chỉ huy, …

>>> Có thể bạn quan tâm: Nên cho trẻ ăn dặm hoa quả khi nào để đảm bảo an toàn

>>>Một số sản phẩm ăn dặm cho bé tại KidsPlaza

3. Gợi ý các phương pháp ăn dặm 

  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản: cung cấp cho bé đủ 3 nhóm chất: vitamin, đạm và tinh bột. Ba mẹ sẽ chế biến món ăn hầu hết là luộc chín kỹ, thái nhỏ để bé tự cầm nắm. Thỉnh thoảng bé cũng nên được nấu loãng và tăng dần độ đặc theo tháng tuổi của bé.

    – Ưu điểm: Kích thích bé làm quen với các loại thức ăn sớm, bé hứng thú với việc ăn uống vì được tự cầm nắm, thức ăn thì được giữ nguyên bản vị.

    – Nhược điểm: Ba mẹ cần chuẩn bị bữa ăn cho bé kỹ càng sao cho bắt mắt và đổi món liên tục.

>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

  • Phương pháp ăn dặm truyền thống: khi bé đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ cho bé ăn dặm bằng các loại bột xay chung với thịt, cá, rau, củ quả khác…

Ăn dặm là gì? Mấy tháng nên cho bé ăn dặm và cách cho bé ăn dặm đúng cách

Ưu điểm: giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian bởi các món dễ chế biến, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

    Nhược điểm: không tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé, không kích thích được khả năng nhai, cầm nắm của bé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ 10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đủ dưỡng chất

  • Phương pháp ăn dặm BLW – tự chỉ huy: ba mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn dặm và bày ra trước mặt bé, con sẽ tự quyết định sẽ cầm món nào lên ăn trước, món nào ăn sau. Tất cả thức ăn đều được cắt dài, nhỏ phù hợp để bé cầm nắm.

Thời Điểm Vàng Cho Bé Ăn Dặm Mẹ Đừng Bỏ Lỡ - PinkSpoon

    Ưu điểm: bé có thể ăn thô nhanh, tự chủ động trong ăn uống.

Nhược điểm: ba mẹ chuẩn bị chuẩn bị nhiều món thay đổi theo bữa để bé lựa chọn.

4. Bé nên ăn bao nhiêu?

  • 6 – 7 tháng tuổi có thể ăn 100 – 200ml thức ăn/bữa. Gợi ý: các loại thức ăn đã được nghiền nát thành dạng bột sền sệt, hoặc loãng
  • 8 – 9 tháng tuổi có thể ăn 200ml thức ăn/bữa, ăn 2 – 3 bữa/ngày. Độ tuổi này bé đã ăn được bột đặc hơn và các loại thức ăn chín kỹ được thái nhỏ.
  • 10 – 12 tháng có thể ăn 200 – 250ml thức ăn/bữa, ăn 3 bữa/ngày. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm.
  • 12 – 24 tháng, ngày 3 bữa ăn dặm, 250 – 300ml/bữa. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm. Ba mẹ nên sắm đồ dùng ăn uống cho bé như thìa, đũa, bát, … để bé tập làm quen.
  • Trẻ từ 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Hy vọng bài viết trên đây của KidsPlaza sẽ giải đáp cho ba mẹ những câu hỏi về ăn dặm cho bé! Theo dõi kênh blog của KidsPlaza để tham khảo kinh nghiệm nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Xem thêm:

>>> Chia sẻ từ A – Z phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

>>> Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW mẹ đảm tự tay nấu cho con