Mẹ bầu ăn lòng lợn có được không?

0
14116

Theo Wikipedia, lòng lợn (hay lòng heo, có nơi gọi là dồi trường) là tên gọi chung về các nội tạng lợn được chế biến nhiều kiểu như luộc, hấp hay nướng. Đây là một trong số những món ăn thân quen, khá phổ biến ở Việt Nam, dù ít khi được đánh giá cao trong nền ẩm thức thế giới.

Lòng lợn có chất dinh dưỡng gì cho bà bầu?

Lòng lợn là món ăn quen thuộc và khoái khẩu của nhiều người. Món này làm đúng cách sẽ rất ngon, đưa cơm. Tuy nhiên, nếu ăn thường xuyên cũng không hề tốt cho sức khỏe: “Trong lòng lợn có nhiều cholesterol, ăn nhiều gây tăng mỡ máu, vữa xơ động mạnh. Do đó, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, mỗi tháng ăn khoảng 1-2 lần” (Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia).

Nội tạng là các cơ quan bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày…có hàm lượng calo như thịt nạc (từ 100-150 calo trên 100 gr), hàm lượng protein chiếm khoảng 16-22% trọng lượng và hàm lượng chất béo chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin dồi dào.

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu, sắt là nguyên tố cần thiết, giúp cơ thể mẹ tuần hoàn đủ máu cho thai nhi. Sắt có thể dung nạp từ nhiều nguồn khác nhau, theo các chuyên gia, hàm lượng sắt trong gan lợn, bò, gà cao hàng đầu trong các loại thực phẩm, với tỉ lệ trên 100g tương ứng lần lượt là 12g, 9g, 8g.

>>> Có thể mẹ quan tâm: 11 thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu

Ngoài ra, Acid Folic (hay còn gọi là vitamin B9) cũng là một dưỡng chất cần thiết khác, mẹ bầu cần bổ sung giúp em bé trong bụng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và tật nứt đốt sống. Axit folic phân bố nhiều ở nhiều cơ quan nội tạng, trong đó sử dụng an toàn nhất có thể kể đến tim và gan.

Mẹ bầu cần chú ý gì khi ăn lòng lợn?

Mẹ bầu trong một tuần có thể ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 – 70g.

Mẹ bầu bị cao huyết áp, mắc chứng rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận,bị thừa cân béo phì thì tuyệt đối không nên ăn lòng lợn.

Mua lòng lợn, cần chọn loại còn tươi, không có mùi hôi và nắm rõ nguồn gốc xuất xứ, có kiểm dịch rõ ràng từ nhưng con vật khỏe mạnh, không có bệnh.

Khi ăn lòng lợn, mẹ bầu gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Các món ngon từ lòng lợn dễ làm

Lòng lợn xào dưa: bạn có thể chế biến vô số món xào khác nhau với lòng heo, bằng cách kết hợp với nghệ, sả ớt hoặc bất cứ nguyên liệu rau củ nào bạn thích như dứa, cà chua, dưa muối… thì cũng đều tạo ra được một món ngon hấp dẫn.

Cháo lòng heo: một món ăn quá quen thuộc với nhiều người. Đây là một gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình, khi ăn bạn sẽ thấy được những miếng lòng dai ngon cùng hương thơm của gia vị sẽ làm cho món cháo thêm phần bắt mắt, hấp dẫn.

Lòng non luộc: là một gợi ý tuyệt vời để khi ăn bạn sẽ thấy sự dai mềm mà không hôi tanh. Món lòng heo luộc sẽ ăn ngon hơn khi bạn có thể chấm với nước mắm chua ngọt nhưng ngon nhất là mắm tôm và một số loại rau ăn kèm.

Dồi heo: cũng là một món ăn quá quen với nhiều người, dồi heo luộc có vỏ ngoài dai, nhân bên trong ngậy, béo mềm, rất ngon mà không hề bị tanh chút nào.

Nguồn: phongkhamyhocquocte, webtretho

>>>> Có thể mẹ quan tâm các sản phẩm tốt cho mẹ bầu:

Đọc thêm: