Mẹ sinh mổ – Nên hay không nên làm gì sau sinh?

0
30713

Hiện nay, phương pháp sinh mổ là phương pháp sinh được khá nhiều bà mẹ lựa chọn. Sau sinh mổ, mẹ thường phải nằm lại viện từ 3 – 5 ngày để hồi phục sức khỏe sau sinh. Lúc này mẹ phải chú ý rất nhiều đến cách nằm, chế độ ăn uống, cách cho con bú,… vì lúc này cơ thể mẹ còn đau và rất yếu.

Các bài viết liên quan:

Vậy làm thế nào để giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe của mình sau sinh mổ? Hãy cùng Kids Plaza chia sẻ một vài bí quyết giúp mẹ nhé !

Giai đoạn 1:  6 tiếng sau khi mổ

  • Tư thế nằm

Từ lúc chuyển về phòng hậu phẫu, sản phụ nên nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh cảm giác buồn nên và nằm thẳng người, không dùng gối để tránh đau đầu.

Các bác sỹ và y tá sẽ giúp sản phụ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co bóp cổ tử cung cũng như tình trạng xuất huyết âm đạo.

  • Cho con bú sữa ngay

Lúc mẹ chuyển về phòng nghỉ cũng là lúc mẹ nên cho bé bú sữa bởi lúc này là lượng sữa non vô cùng quý báu của mẹ dành cho bé. Đây là kinh nghiệm quý báu dành cho cả mẹ và bé.

– Ngồi thẳng, gối để ở trên đùi để tránh làm tổn thương vùng bụng của bạn và hỗ trợ em bé nằm sao cho miệng  bé có thể ngậm đầu vú.

– Nằm nghiêng một bên và cho con bú.

– Tư thế cho trẻ song sinh bú: đặt đầu bé ở đùi có kê gối, giữ tay và chân của em bé hướng ra phía sau lưng, khẽ nâng đùi lên để trẻ ngậm đầu vú và bú.

Phản xạ mút sữa của bé sẽ kích thích sự co bóp cổ tử cung, giảm được hiện tượng xuất huyết tử cung, giúp cho vết mổ mau lành.

tu-the-ngoi-bupng
  • Không nên ăn ngay

Sinh mổ đồng nghĩa với việc ruột của mẹ bị kích thích nên chức năng ruột bị hạn chế, nhu ruột giảm và chậm lại, khoang ruột có nhiều khí hư tích tụ nên sau mổ sản phụ thường có cảm giác đầy bụng.

Chính vì vậy, để giảm bớt khí trong ruột, sau sinh 6h mẹ tạm thời chưa nên ăn uống gì nhé!

Giai đoạn 2: Một ngày sau khi mổ (sau 6 tiếng)

  • Tư thế nằm

Khi đã mổ được 7 tiếng trở lên, mẹ có thể nằm thẳng và dùng gối trở lại. Tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể dùng chăn để đệm ở sau lưng sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30º để giảm va chạm đến vết mổ cũng như giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn.

cach-cho-be-cu-sau-7-tuan

  • Phương pháp giảm đau

Lúc này thuốc tê đã hết tác dụng, sản phụ thường thấy đau ở vết mổ, lúc này có thể nhờ bác sỹ kê đơn thuốc để làm dịu cơn đau.

  • Chế độ ăn uống

Vào thời điểm 6 tiếng sau khi mổ, sản phụ có thể uống một số loại canh, súp giúp loại bỏ bớt khí ra ngoài như canh củ cải để tăng cường nhu động ruột, giảm đầy hơi đồng thời bổ sung nước cho cơ thể.

Tuy nhiên cần hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm nhiều đường, đậu tương, tinh bột để tránh gây đầy hơi thêm.

canh-cu-cai-2

  • Vận động càng sớm càng tốt

Thời điểm sau sinh, cơ thể mẹ cũng vô cùng nhạy cảm. rất dễ bị nhiễm lạnh nên phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể. Thường xuyên thay giấy vệ sinh, tắm rửa cơ thể sạch sẽ.  Thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.

24 tiếng sau mổ, sản phụ nên tập trở mình, ngồi dậy và xuống giường vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu, lành vết thương, hơn nữa còn gia tăng nhu động ruột, đẩy khí ra ngoài và còn phòng được chứng dính ruột và tắc động mạch. Nếu điều kiện cho phép, mẹ có thể đi lại quanh phòng.

Giai đoạn 3: Một tuần sau khi mổ

  • Chế độ ăn uống

Từ 3-5 ngày sau khi mổ, cơ thể người mẹ vẫn còn suy nhược, vết mổ vẫn còn đau. Mẹ sẽ hay bị táo bón và có cảm giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế uống thật nhiều nước là điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc nước có nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ phòng

Và mẹ cũng có thể ăn thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, mỳ… sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Lúc này không cần vội phải sử dụng những loại canh để giúp tiết sữa như canh gà hay canh thịt.

  • Kịp thời đi vệ sinh

Sau khi sinh mổ, bụng của sản phụ không có nhiều sức nên việc đi vệ sinh khó có thể được bài tiết kịp thời nên thường nén không đi vệ sinh đồng nghĩa dễ dẫn đến tình trạng sỏi thận hay táo bón.

Thời điểm này, mẹ nên tạo thói quen đi vệ sinh kịp thời.

  • Không nên mang vác vật nặng

Sau sinh khoảng 5-7 ngày sản phụn sẽ được xuất viện. Lúc này mẹ cần đến sự giúp đỡ của người nhà làm việc nhà và chăm sóc bé.

Giai đoạn 4: Hai tháng sau khi mổ

  • Vận động cơ thể

Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít

Trong khoảng thời gian 2-3 tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, sản phụ không nên tự đi xe. Cũng không nên mang vác những vật dụng nặng hơn trọng lượng cơ thể bé.

Ngoài ra, sản phụ có thể thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.

  • Chế độ ăn uống

2 tháng sau sinh, mẹ có thể ăn uống bình thường trở lại. Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng không quá nhiều dầu mỡ, đường.

Mẹ cũng có thể tích cực ăn các món tăng khả năng tiết sữa như chân giò, canh thịt,…. và không quên uống đủ nước các mẹ nhé !

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp mẹ sinh mổ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh !