Nên hay không nên thêm muối khi nấu đồ ăn dặm – Sự thật mẹ cần biết ?

0
2471

Nên hay không nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ là một trong những chủ đề gây tranh cãi khá nhiều ở những gia đình có trẻ tập ăn dặm. Và sự thật là những chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng việc cho muối và đồ ăn dặm của trẻ là không cần thiết.  Vì vậy bố mẹ hãy cân nhắc khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ nhé.

muoi

Đối với những bé bắt đầu ăn dặm thì bé chưa biết phân biệt những món ăn mặn hay nhạt. Mà khẩu vị của bé sẽ phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Khi nấu đồ ăn các mẹ thường nêm nếm theo khẩu vị của mình và nghĩ trẻ cũng sẽ thích như vậy. Những món ăn vừa miệng sẽ giúp bé ăn ngon miếng hơn. Nhưng chính quan niệm này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ.

Thói quen ăn mặn từ nhỏ sẽ có hại cho sức khỏe của bé.

Đối với trẻ nhỏ, nhu cầu về lượng muối cung cấp cho cơ thể là rất ít. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần không đến 1g muối/ ngày. Còn các bé từ 6 tháng đến 12 tháng thì lượng muối cần cho cơ thể cũng chỉ là 1g/ ngày.  Với những bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần thiết phải thêm muối vào thức ăn vì sữa mẹ đã chứa lượng muối cần thiết đủ cho bé.

– Vì vậy mà việc cho bé ăn những món ăn đậm đà giống như người lớn sẽ tạo nên thói quen ăn mặn sớm cho bé, nếu kéo dài thì về sau sẽ rất khó bỏ. Việc ăn mặn là nguyên nhân có thể gây ra nhiều nguy hại cho trẻ như vấn đề về chiều cao, bệnh tim mạch, huyết áp cao…Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ăn mặm cũng có thể gây tổn hại tới não của trẻ.

Làm thận bị quá tải: Đối với trẻ trong giai đoạn này thì thận của bé chưa đủ khả năng để tiếp nhận một lượng muối lớn. Vì vậy mà việc bổ sung thêm quá nhiều muối vào đồ ăn dặm cho bé sẽ tạo sức ép cho thận, khiến thận bé làm việc quá tải và gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

muoi1

Đừng sợ con bị “nhạt miệng”

Rất nhiều mẹ lo lắng rằng không nêm muối vào đồ ăn của trẻ sẽ làm cho trẻ thiếu i-ot và khiến món ăn nhạt nhẽo, kém hấp dẫn, làm trẻ lười ăn, hấp thụ ít. Tuy nhiên, thì ở giai đoạn này bé chưa biết phân biệt được khẩu vị. Vì vậy nếu muốn tạo những món ăn có hương vị thơm ngon đậm đà thì mẹ có thể sử dụng những nguồn nguyên liệu tự nhiên như: các loại rau củ thường có vị ngọt (cà rốt, khoai lang, bí ngô..), hay thịt, nước xương,… hoặc những loại rau thơm, hành, hẹ, tỏi, cần tây để tạo mùi hương hấp dẫn giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

muoi2

Ngoài ra thì các loại rau củ, quả, thịt, cá, hải sản… cũng có chứa 1 lượng muối nhất định vì vậy trẻ có thể hấp thụ mà không cần bổ sung thêm muối vào khi nấu bột ăn dặm.

Liều lượng muối thích hợp cho trẻ theo từng độ tuổi

Các mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây nhé. Ủy ban tư vấn khoa học về dinh dưỡng (Anh) đã đưa ra khuyến cáo về liều lượng muối thích hợp cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Lượng muối/ ngày
0-6 tháng  Dưới 1g/ngày
0-6 tháng  Dưới 1g/ngày
6-12 tháng  1g/ngày
1-3 tuổi  2g/ngày
4-6 tuổi  3g/ngày
7-10 tuổi  5g/ngày
11 tuổi trở lên  6g/ngày

Lưu ý: Trong đồ ăn chế biến sẵn như pizza, thức ăn nhanh, thịt xông khói, nước xốt… có chưa hàm lượng muối rât cao để bảo quản thực phẩm được lâu hơn vì vậy khi cho trẻ ăn mẹ cũng nên cân nhắc nhé.